Diễn viên Lê Khánh trong vai cung phi Nguyễn Thị Anh, vở diễn "Bí mật vườn Lệ Chi" của sân khấu kịch IDECAF |
Việc sử dụng chất liệu cuộc đời của
Nguyễn Trãi để xây dựng thành một vở kịch không thể bỏ qua các tác phẩm thơ,
văn của Nguyễn Trãi. Lí do rất rõ: Thứ nhất có thể kể đến đặc trưng của văn học
Trung đại, là quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, “văn, sử, triết bất
phân”, chính vì vậy, tác phẩm sáng (tác phẩm sáng là tác phẩm gì ba?) của của
thời kì Trung đại chính là một sự phác họa sinh động và chân thực tế giới nội
tâm của tác giả, tính cách, tư tưởng, tình cảm đều được thể hiện một cách trung
thực và sâu sắc. Nói cách khác, thi pháp trung đại khiến cho con người thật của
tác giả và chủ thể thẩm mỹ của sáng tác văn học gần như đồng nhất với nhau, khoảng
cách giữa con người của hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm văn học
là không đáng kể, các yếu tố hư cấu rất hạn chế, chính vì vậy, sáng tác văn,
thơ của người xưa chính là một nguồn tư liệu sống động và chân xác để người hiện
tại xây dựng nên bức chân dung tinh thần của tiền nhân trong các hình tượng nghệ
thuật của mình. Lí do thứ hai có thể kể đến là đặc trưng của thể loại kịch. Kịch
là một loại hình sân khấu tổng hợp: ở nó quy tụ nhiều loại nghệ thuật khác,
ngôn từ, (loại hình nghệ thuật ngôn từ nghe hình như chưa chính xác lắm, đúng
hơn là phải dùng loại hình nghệ thuật thơ ca chứ) âm nhạc, mỹ thuật, vũ đạo…
Cho nên thơ và văn xuôi Nguyễn Trãi đều có thể được dung nạp vào kịch với nhiều
vai trò khác nhau: Lời thoại nhân vật, xây dựng bối cảnh, tạo nên không khí vở
kịch… Tuy nhiên, đặc trưng của kịch về ngôn từ (giàu tính khẩu ngữ, giàu tính
hành động) đòi hỏi việc sử dụng chất liệu thơ, văn Nguyễn Trãi phải qua một
khâu chuyển biến nhất định. Bên cạnh việc sử dụng nguyên văn thơ, văn Nguyễn
Trãi, ở vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” xuất hiện hiện tượng chuyển thể phong cách
ngôn ngữ, từ ngôn ngữ văn chương thành ngôn ngữ nói, xử lý các sáng tác của
Nguyễn Trãi thành lời thoại của nhân vật. Mặt khác, vở kịch “Bí mật vườn Lệ
Chi” đa số tình tiết là hư cấu. Trên tinh thần tư liệu lịch sử, tác giả Hoàng Hữu
Đản đã sử dụng trí tưởng tượng tái tạo để hư cấu nên những tình tiết mà lịch sử
không nhắc đến, để tạo hình cho hình tượng nhân vật Nguyễn Trãi trong vở kịch
được sống động, thuyết phục. Tính chất hư cấu này dẫn đến hiện tượng sáng tạo
văn bản trên cảm hứng là các luận điểm tư tưởng (quan điểm về nhân dân, quan điểm
về mệnh trời…), các hình tượng tiêu biểu trong thơ Nguyễn Trãi (hình tượng ánh
trăng, hình tượng Tùng và Phong Lan…). Việc sáng tạo như vậy để đảm bảo tính nhất
quán trong xây dựng tính cách nhân vật trong quá trình hư cấu, đảm bảo tính thống
nhất chỉnh thể của hình tượng nhân vật Nguyễn Trãi, và để hình tượng nhân vật
thống nhất với nguyên mẫu được ghi nhận trong lịch sử.
Việc chuyển thể chất liệu thơ, văn
Nguyễn Trãi trong vở “Bí mật vườn Lệ Chi” thể hiện qua hai bảng khảo sát sau:
Bảng 1: Khảo sát sự chuyển thể các tác phẩm thơ
Stt
|
Trích đoạn “Bí mật vườn Lệ
Chi”
|
Sáng tác Nguyễn Trãi
|
Cách thức chuyển thể
|
1
|
“Phù tục thăng trầm”
Cảnh 1 –
trang 34
|
“Phù tục thăng trầm ngũ thập niên”
Oan thán (Than
nỗi oan)
|
Chuyển đổi thơ thành ngôn ngữ nói
|
2
|
“Lỗi đạo làm tôi và lỗi đạo làm người”
Cảnh 4 –
trang 72
|
“Ðạo làm con liễn đạo làm tôi.”
Ngôn chí 1
|
|
3
|
“Chân mềm ngại bước dặm mây xanh,
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Sương cách gác vân thu lạnh lạnh,
Thuyền cài bãi cát nguyệt chênh chênh.”
Cảnh 5 –
trang 80
|
Bảo kính cảnh giới bài 31
|
Nguyên văn
|
4
|
“Mười lăm năm thuận hoà cầm sắt
Một đoá phong lan bên gốc tùng già!”
Cảnh 5 –
trang 80
|
Tùng và Phong Lan
|
Nguyên văn
|
5
|
“Ôi! Nàng đó, hay Vầng trăng?
Trăng trong, trăng đẹp!
Trăng của lòng ta, trăng của đời ta!
Trăng của núi sông, và Trăng của cả chốn ngục tù.
Man mác lung linh, dịu hiền tươi thắm!
Tình ta đó, đời sáu mươi hai năm trong trắng
Tựa trăng thu này, Trăng ơi! Ta gửi lại cho
Trăng!”
Cảnh 5 –
trang 81
|
Lấy hình ảnh trăng trong thơ Nguyễn Trãi chuyển đổi thành khúc ngâm.
|
|
6
|
“Ôi trăng xanh, vầng Trăng xanh vành vạnh,
Đã bao lần nghe tiếng thơ ta và soi thắm lòng ta!
Hãy giữ mãi cho nhân dân yêu quý nước non nhà
Những ánh trăng tươi thanh bình, hạnh phúc!
Đã tỏa sáng mười lăm năm về trước
Trên Đông Đô sạch bóng quân thù!”
Cảnh 5 –
trang 81
|
||
7
|
“Chở thuyền là dân, mà lật thuyền cũng là dân, mới
biết sức dân mạnh hơn nước!”
Cảnh 5 –
trang 84
|
“Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.”
Quan hải
|
Chuyển đổi thơ thành ngôn ngữ nói
|
8
|
“Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc,
Âu thì tóc đã bạc mười phân.”
Cảnh 6 –
trang 109
|
Bảo kính cảnh giới bài 38
|
Nguyên văn
|
9
|
“Văn chương chép lấy đôi câu thánh
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
Trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng.
Cảnh 6 –
trang 109
|
Bảo kính cảnh
giới – Bài 5
|
Nguyên văn
|
10
|
“Họa, phúc gây mầm đâu một lúc
Anh hùng để hận mấy ngàn năm!”
Cảnh 7 – trang
127
|
Quan hải
|
Nguyên văn
|
11
|
“Ta yêu Tùng
Vì Tùng vươn cao mọc thẳng;
Ta yêu Tùng
Vì Tùng sâu gốc bền cành;
Ta yêu Tùng
Vì Tùng trong phong ba đứng vững;
Ta yêu Tùng
Vì trăm năm Tùng vẫn tươi xanh;
Tuyết sương năm tháng luyện mình
Phục linh hổ phách trường sinh giúp đời
Ta yêu Phong Lan
Dịu dàng, diễm lệ
Ta yêu Phong Lan
Sắc thắm muôn màu
Ta yêu Phong Lan
Cuộc đời bình dị
Ta yêu Phong Lan
Hương ngát rừng sâu
Tươi Lan tươi vẹn trước sau
Thơm Lan thơm cả cung sầu, nhịp vui!
Tùng và Phong Lan
Kiên cường bên yểu điệu;
Tùng và Phong Lan
Nắng sớm gọi chiều sương;
Tùng và Phong Lan
Thanh gươm và tiếng hát
Tùng và Phong Lan
Sự nghiệp với tình thương
Đời ai mong trọng chữ “hằng”
Yêu Tùng yêu cả Phong Lan mới là…
Người ta hỏi: Tuổi già còn chăm sóc
Vạn lời Tùng xanh muôn đóa Phong Lan.
Để làm gì?
Ta gảy nhẹ khúc huyền cầm, ta đáp:
Cho Đời thơm hôm nay
Cho Nước trẻ muôn xuân
Bao la gió núi, trăng ngàn
Biển Đông sóng lặng trời Nam thái bình!
Tùng ơi! Biếc sắc trời xanh,
Phong Lan ơi! gởi thơ mình một câu:
Trời, hoa, biếc mãi mai sau
Phím tơ rung mãi nỗi đau Con Người!
Giã từ, Tùng, Phong Lan ơi!
Cảnh 7 –
trang 130
|
I
Thu
đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một
mình lại thuở ba đông.
Lâm
tuyền ai rặng già làm khách,
Tài
đống lương cao ắt cả dùng.
II
Đống
lương tài có mấy bằng mày
Nhà
cả đòi phen chống khoẻ thay
Cội
rễ bên đời chẳng động.
Tuyết
sương thấy đã đặng nhiều ngày.
III
Tuyết sương
thấy đã tặng nhiều ngày,
Hổ phách
phục linh nhìn mới biết
Dành còn để
trợ dân này.
(Tùng )
|
Sử dụng hình tượng cây Tùng trong thơ Nguyễn Trãi
|
Bảng 2: Khảo sát sự chuyển thể các tác phẩm văn xuôi
stt
|
Trích đoạn “Bí mật vườn lệ
chi”
|
Sáng tác Nguyễn Trãi
|
Cách thức chuyển thể
|
1
|
“Bệ hạ nên
soi xét kỹ hơn. Nhớ lại năm nào xảy ra vụ án bảy thiếu niên phạm trọng tội,
thần đã khuyên bệ hạ nên lấy nhân nghĩa trị dân hơn là dùng pháp luật quá nặng.
Bệ hạ suy nghĩ câu “An Nhữ Chỉ” trong Kinh thư, rồi cuối cùng trị tội hai tên
đầu đảng. “An Nhữ Chỉ” là yên chỗ lòng nên dừng. Nay đối với Ngọc Dao hàng
phi, hậu, dẫu Bệ hạ có giận dữ ra oai cũng chỉ trong chốc lát mà thôi, phải
trở lại cái độ lượng thủy chung thì mới đúng với câu “An nhữ chỉ”.
(Cảnh 1 – trang 49)
“Lệnh bà vẫn nhờ thần là Gián nghị đại phu! Lệnh bà muốn chém thần tùy
ý. Nhưng hãy để thần làm tròn nhiệm vụ của Gián nghị đại phu. Vợ chồng thần
đã lấy câu “An Nhữ Chỉ” để khuyên can Đức vua đừng làm điều thất đức, đừng giết
hại con của mình…”
(Cảnh 4 – trang 72)
|
“Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa,
cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người sợ không phải việc đức tốt. Kinh
Thư có câu: “Yên chỗ lòng nên dừng của
ngươi” (An nhữ chỉ). Sách Truyện có câu: “Giết chỗ nên dừng rồi sau lòng
mới định” (Tri chỉ nhi hậu hữu định). Thần xin thuật lại nghĩa chữ “chỉ” để
bệ hạ nghe: chỉ nghĩa là yên chỗ đáng dừng, như trong cung là chỗ bệ hạ yên
dừng, hoặc khi ngự ra chỗ khác thì không thể ở yên mãi được, lại phải trở về
trong cung, thì mới yên chỗ dừng, tuy có khi ra oai giận dữ, nhưng không thể
lâu được. Xin bệ hạ lưu tâm câu nói của thần”[1]
(Đại việt sử kí toàn thư)
|
Triển khai luận điểm từ sáng tác của Nguyễn Trãi vào bối cảnh của vở kịch.
|
2
|
“Vua là đấng
thay trời trị dân. Thờ Vua, xả thân bảo vệ vua chính là bảo vệ nước, bảo vệ
mình vậy. Mưu hại vua là phạm tội nặng nhất trong các tội”
(Cảnh 4 –
trang 66)
“Mệnh
trời giao cho Thái hậu cái ngai vàng là để Thái hậu chăn dân theo đúng con đường
đạo lý chứ không phải để Thái hậu củng cố lợi quyền riêng của bản thân, gia
đình, dòng họ”
(Cảnh 5 -
Trang 93)
|
Tư tưởng
mệnh trời[2]
|
Triển khai quan niệm tư tưởng Nguyễn Trãi.
|
3
|
“Vận nước mấy
ngàn năm của ta có lúc hối lúc minh mà nền văn hiến của ta vẫn ngàn đời sáng
tỏ”
(Cảnh 5 –
trang 84)
|
“Tuy vận
nước từng lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có”
(Bình ngô đại cáo)
|
Chuyển thể chất liệu văn xuôi
|
4
|
Nếu thái hậu
thật sự lấy lòng nhân trị nước, nếu
triều đình và toàn thể các quan lại nhất nhất đều vì dân vì nước và thi hành
phép nước, không có kẻ nịnh ám hại người trung, nếu trăm họ mọi lúc và mọi
nơi được pháp luật chở che, an cư lạc nghiệp, nếu các nước gần xa thực tâm
giao hảo với mình, thì chuyện dẹp giặc biên cương chỉ như sóng cuộn mặt hồ”
(Cảnh 5 –
trang 91)
“Muốn an
dân, trước hết Thái hậu hãy đề cao phép nước, trừng trị bọn lộng quyền một
cách nghiêm minh…”
(Cảnh 5 –
trang 92)
|
Tư tưởng
nhân dân của Nguyễn Trãi
|
Triển khai luận điểm tư tưởng của Nguyễn Trãi
|
5
|
“Ý kiến
thứ ba của thần là: Thái hậu hãy lấy việc chăm sóc đời sống nhân dân làm mục
đích, sao cho tận đến nhữg làng mạc xa xôi, tận hang cùng ngõ hẻm, không có tiếng oán giận than sầu”.
(Cảnh 5 –
trang 91)
|
Kể ra, thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên
làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì
không thể thi hành. Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần
vâng chiếu soạn nhạc, không dám không hết lòng hết sức, nhưng vì học thuật
nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hoà. Xin bệ hạ yêu
nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc
không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cỗi gốc của nhạc vậy[3]
(Tấu Nguyễn Trãi gửi lên Lê Thái Tổ)
|
Chuyển thể chất liệu văn xuôi
|
6
|
Tâu thái hậu,
đánh giặc chung quy cũng là làm việc đạo lý, là vì dân trừ bạo.
(cảnh 5 –
trang 92)
|
“Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu
phạt trước lo trừ bạo”
(Bình Ngô đại cáo)
|
Chuyển thể chất liệu văn xuôi.
|
7
|
“Nhớ Ai xưa:
Mưu vận nước, thù trong giặc ngoài chẳng ngại,
Lo an dân, gian tham bạo ngược không tha!”
Cảnh 1 – trang 21
|
“Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt
tâm công.
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây
oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ
khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế
gian.”
Bình Ngô Đại
Cáo
|
Tư tưởng an dân trong thơ Nguyễn Trãi biến thể thành khúc hát.
|
8
|
“Nhớ Ai xưa
Họa tru di ba họ nước mắt nhòa
Mà sáng mãi ngàn năm câu NHÂN NGHĨA”
Cảnh 1 –
trang 21
|
“Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu
phạt chỉ vì khử bạo.”
Bình Ngô Đại
Cáo
|
Chuyển thể chất liệu văn xuôi.
|
9
|
“Ức Trai ơi! Đại nghĩa thắng hung tàn”
Cảnh 1 –
trang 22
|
“Đem đại
nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí
nhân để thay cường bạo.”
Bình Ngô Đại
Cáo
|
Chuyển thể chất liệu văn xuôi.
|
Như vậy, tác giả Hoàng Hữu Đản khi sáng tác kịch bản “Bí mật
vườn Lệ Chi” đã sử dụng chất liệu thơ, văn Nguyễn Trãi theo ba cách:
Cách thứ nhất, là sử dụng
nguyên văn sáng tác của Nguyễn Trãi. Chủ yếu với các tác phẩm thơ.
Cách thứ hai, là chuyển
thể ngôn ngữ từ một văn bản cụ thể: Có thể là sử dụng lại một cụm từ trong
tác phẩm thơ, kịch, có thể sử dụng kết cấu, cách diễn đạt từ văn bản gốc nhưng
được viết lại cho gần gũi với ngôn ngữ nói. Ta thấy ở văn bản kịch và văn bản
sáng tác của Nguyễn Trãi có điểm tương đồng nhất định, dễ nhận thấy.
Cách thứ ba, là vận dụng
chất liệu trong sáng tác của Nguyễn Trãi để tạo ra văn bản mới: sử dụng
hình tượng thơ quen thuộc (Ánh trăng), triển khai các luận điểm trong tư tưởng
của Nguyễn Trãi. Ở trường hợp này, không có sự tương đồng nào về mặt ngôn ngữ
giữa văn bản kịch và các sáng tác của Nguyễn Trãi. Nhưng từ văn bản kịch, người
đọc vẫn dễ dàng nhận ra những hình tượng quen thuộc trong văn thơ Nguyễn Trãi,
cũng như những tư tưởng mà ông đã triển khai xuyên suốt các sáng tác thơ, văn của
mình.
Việc vận dụng các sáng tác của Nguyễn
Trãi vào xây dựng tác phẩm kịch đã tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định.
Thứ nhất, Hoàng Hữu Đản đã thành công khi khắc họa nên chân
dung Nguyễn Trãi xuyên suốt vở kịch một cách thống nhất, thuyết phục. Đó là một
Nguyễn Trãi mà người đọc vốn rất quen thuộc trong các ghi chép lịch sử và trong
các sáng tác của ông: Một bậc đại trí, một tấm lòng tha thiết vì dân vì nước, một
con người nhân nghĩa, bao dung, một tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, bay bổng… Sự sáng
tạo đáng kể nhất của tác giả khi tạo hình nhân vật Nguyễn Trãi đó là đã sử dụng
trí tưởng tượng tái tạo để khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vật trong những
giây phút biến động nhất của cuộc đời, khi đối mặt với cường quyền, đối mặt với
bản án oan khuất đẫm máu. Trước cái chết, Nguyễn Trãi vẫn có thể đàn hát, sống
trọn vẹn với nghệ thuật, nghệ thuật nói lên cái tâm, cái tình của ông với đời,
với người:
“Ta yêu Tùng
Vì Tùng vươn cao mọc thẳng
Ta yêu Tùng
Vì Tùng sâu gốc bền cành
Ta yêu Tùng
VÌ Tùng trong phong ba đứng vững
…
Ta yêu Phong Lan
Dịu dàng diễm lệ
Ta yêu Phong Lan
Sắc thám muôn màu
Ta yêu Phong Lan
Cuộc đời bình dị
…
Tùng và Phong Lan
Nắng gọi chiều sương
Tùng và Phong Lan
Thanh gươm và tiếng hát
Tùng và Phong Lan
Sự nghiệp với tình
thương
Đời ai mong trọn chữ “hằng”
Ta yêu Tùng , yêu cả
Phong Lan mới gọi là…
Thứ hai, tác giả đã thành công khi sử dụng âm hưởng thơ văn
Nguyễn Trãi để tạo nên âm hưởng chung của các màn kịch. Trước hết là âm hưởng
trang nghiêm, thiêng liêng trong những màn Nguyễn Trãi đối thoại với Thái hậu
Nguyễn Thị Anh, đó là những màn kịch căng thẳng thể hiện rõ nhất xung đột nghẹt
thở của vở kịch.
Khi Nguyễn Thị Anh cho vời Nguyễn Trãi để bàn kế sách chống
giặc ngoài biên cương, Nguyễn Trãi đã rất cương quyết trình bày những lí lẽ của
ông về việc lo yên dân, lo trừ bạo, rồi mới lo đến giặc ngoài. Lời lẽ của Nguyễn
Trãi đanh thép, dứt khoát, một lòng vì nước, vì dân. Kết thúc là một tiếng
chiêng ngân. Tiếng chiêng là một tình tiết dàn dựng quan trọng của vở kịch, thường
gắn với những lí lẽ đanh thép của Nguyễn Trãi. Nó tạo cảm giác thiêng liêng,
hào hùng, lời của bậc hiền nhân vang vọng như lời thiêng sông núi. Tiếng chiêng
còn như một lời sấm, một lời chứng giám cho tấm lòng trung nghĩa trong sạch của
Nguyễn Trãi, như một tiếng chuông báo tử cho những dối gian, mưu mô, thủ đoạn. Ở
đây có thể thấy, âm hưởng hào hùng của những áng văn chính luận Nguyễn Trãi đã
hòa vào âm hưởng trầm hùng của các màn kịch, cho thấy quan điểm của tác giả
trong cuộc xung đột gay gắt giữa thiện và ác này: hoàn toàn đứng về cái thiện,
bảo vệ cái thiện, tha thiết một niềm tin vào chiến thắng của cái thiện.
Cảnh sáu của tác phẩm chính là một trong những cảnh vận dụng
các sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi một cách đặc sắc nhất. Cảnh sáu chính là
cuộc đấu tranh nội tâm của chính Thái hậu Nguyễn Thị Anh, với giấc mơ rắn con hiện
về như một điềm báo về báo ứng, bàn tay dính máu sẽ phải trả nợ máu. Không gian
màn đêm hiu quạnh vang vọng nhưng vần thơ Nguyễn Trãi, mỗi vần thơ vang lên giữa
đêm tỏ rõ chí khí của vị anh hùng, đồng thời như lời cảnh tỉnh đến kẻ gian ác.
“Mấy phen lần bước dặm thanh vân
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân
Nhớ chúa lòng còn đâng một tấc
Ân thì tóc đã bạc mười phân”
“Văn chương chép lấy đôi câu thánh
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung
Trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng”[4]
Âm hưởng thơ khi mang
nặng một nỗi sầu, khi hào hùng, đanh thép, tỏ rõ một chí hướng cao cả, một nhân
cách lớn, vang vọng như một lời phản tỉnh, đánh động vào tâm hồn Nguyễn Thị
Anh. Bà ta tự vấn chính mình: “Một con người như thế, trong tù vẫn “nhớ Chúa,
âu thì” mà bị tru di ba họ sao? Bà đọc nhẩm theo thơ của Nguyễn Trãi, tự nhủ
lòng: “Câu thơ đầy khí phách, giọng ngâm cũng đầy khí phách! Mà là của một người
chỉ còn đêm nay là chắc sống!”.
Kịch là loai hình nghệ thuật mang tính ước lệ cao .Chỉ trong
giới hạn một sân khấu, trong ước lệ về thời gian ban đêm, tác giả đã đồng hiện
cả cái thiện và cái ác trong một giới hạn không gian đó. Ở đó, giữa màn đêm,
thơ ca Nguyễn Trãi sáng lên như những vì sao, dõng dạc như hồi chuông phản tỉnh.
Ở đó, cái thiện lóe sáng và lấn át cái ác. Ở đó, cái thiện cất lên tiếng gọi
tha thiết và mãnh liệt khơi gợi mầm thiện trỗi dậy ở giữa bóng đêm của cái ác.
Tâm hồn Nguyễn Trãi, thơ văn ông, đã chiếu ánh sáng lương tri vào Nguyễn Thị
Anh, tỉnh thức mãnh liệt trong nhân vật tiếng nói của lương tâm. Chính ở đây
Nguyễn Thị Anh rơi vào bi kịch của chính bản thân mình khi đứng trước bài toán:
“Được ngôi báu thì thất nhân tâm, mà đắc nhân tâm thì mất ngôi báu”, chỉ một
cái lật tay tưởng như nhỏ nhoi mà có sức mạnh luân hồi báo ứng, kẻ nhúng tay
vào máu thì phải trả nợ máu, chạy đi đâu cho thoát khỏi bàn tay của chính mình?
Việc vận dụng thơ văn Nguyễn Trãi của tác giả còn cho thấy quan niệm của tác giả
về sức mạnh của nghệ thuật nói chung và văn thơ Nguyễn Trãi nói riêng, sức mạnh
cảm hóa và lay thức cái thiện trong mỗi con người.
Âm hưởng thứ hai chúng ta có thể thấy là một âm hưởng tha thiết,
chan chứa yêu thương mà cũng đầy xót xa, đau đớn, khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị
Lộ ở trong nhà giam, không thể thấy được nhau nhưng có thể nghe thấy nhau, thơ
văn Nguyễn Trãi trở thành cầu nối giữa họ, kết nối hai tâm hồn:
TIẾNG NGUYỄN THỊ LỘ
“Chân mềm ngại bước dặm
mây xanh
Quê cũ tìm về cảnh cũ
thanh
Sương cách gác vân thu
lạnh lạnh
Thuyền cài bãi cát nguyệt
chênh chênh”
(một lát im lặng)
Than ôi!
“Lẽ nào không được nhìn
nhau, lần cuối cùng trước giờ vĩnh biệt
Lẽ nào không được cầm
tay nhau lần cuối cùng trước lúc chia tay
Ôi! Từ giã phu quân mà
lòng đớn đau tha thiết!
Tình thủy chung thiếp gửi
ánh trăng này”
(Nguyễn Trãi lòng xao
xuyến, tới gần song cửa nhìn trăng)
NGUYỄN TRÃI
Thị Lộ nàng ôi!
“Mười lăm năm thuận hòa
cầm sắt
Một đóa phong lan bên gốc
tùng già!”
(tiếng vọng thiết tha
“Ôi! Nàng đó, hay Vầng
trăng?
Trăng trong, trăng đẹp
Trăng của lòng ta,
trăng của đời ta!
Trăng của núi sông,
trăng của cả chốn ngục tù
Man mác lung linh, dịu
hiền tươi thắm!
Tình ta đó, đời sáu
mươi hai năm trong trắng
Tựa trăng thù này!
Trăng ơi! Ta gửi lại cho trăng!”
(Cảnh 5, trang 80,81)
* TIỂU KẾT:
Tóm lại, việc chuyển thể các chất liệu thơ, văn Nguyễn Trãi
vào xây dựng kịch bản đã giúp cho hình tượng Nguyễn Trãi được xây dựng một cách
sống động, chân thực và gần gũi. Mặt khác, tác giả cũng đã thành công trong việc
sử dụng chất liệu thơ, văn Nguyễn Trãi trong việc tạo âm hưởng cho vở kịch,
khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ mãnh liệt cho người xem. Từ đó, quan điểm của
tác giả về chiến thắng cái thiện với cái ác, niềm thương cảm và trân trọng của
tác giả đối với một nhân vật được xem là có số phận bi thương nhất trong văn
đàn Việt Nam, cũng được gửi gắm đến người xem một cách nhuần nhị, sâu sắc.
[1] Dẫn theo: http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/le-thanh-tong-va-hinh-luat.html
[2]
Mệnh trời: Nguyễn Trãi tin ở Trời và ông coi Trời là
đấng tạo hóa sinh ra muôn vật. Cuộc đời của mỗi con người đều do mệnh trời sắp
đặt. Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định. Nhưng Trời không chỉ là đấng
sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng giống như cha mẹ. Lòng hiếu sinh và
đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng
người, đó là hạnh phúc, ấm no và thái bình. Nếu con người biết tuân theo lẽ
trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Và
ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có
thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân. (Theo Wikipedia)
[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i
[4] Cảnh 6, trang 109
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét