Câu 1: Phương ngữ là gì? Phương ngữ học
có những nhệm vụ nào?
-
Phương ngữ là thuật
ngữ ngôn ngữ học để chỉ biểu hiện của
ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với
ngôn ngữ toàn dân hay vớ một phương ngữ khác.
-
Nhiệm vụ của
phương ngữ học:
o
Phát hiện những đồng
ngữ tuyến, những vùng phương ngữ, miêu tả chúng.
o
Quan tâm đến việc
miêu tả những thổ ngữ đặc biệt của phương ngữ, nhằm làm rõ những đặc điểm có
tính quy luật, quy tắc và những đặc điểm bất thường, không phụ thuộc quy tắc
đó.
o
Góp phần làm sáng
tỏ về lịch sử phát triển tiếng Việt qua những nghiên cứu đối chiếu với các hiện
tượng ngôn ngữ giữa các vùng, các miền đất nước.
o
Việc xác định
vùng phương ngữ có liên quan mật thiết đối với việc chuẩn hóa ngôn ngữ toàn
dân. Việc phát hiện những bất thường ở các thổ ngữ đặc biệt trong vùng phương
ngữ nào đó cũng liên quan không ít tới việc giáo dục và truyền thông đại chúng.
o
Phương ngữ học
không chỉ liên quan đến vấn đề cấu trúc – hệ thống mà còn liên quan đến các
ngành xã hội khác: lịch sử, địa lý, văn hóa và cả tâm lý học è liên quan đến ngoại ngữ các vùng lân cận.
Câu 2: Mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ văn học - phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân.
a.
Mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân
-
Các quan điểm sai
lầm về mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân:
+Một vài sách giáo khoa nước ngoài: phương ngữ là bộ
phận của ngôn ngữ toàn dân (xét theo góc độ địa lý) è Sai vì: phương ngữ có đầy đủ các đặc điểm hệ thống
như ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, mối quan hệ giữa các đơn vị này).
+Nhóm những nhà “ngữ pháp trẻ” (TK XIX): phương ngữ là
một nhánh của ngôn ngữ toàn dân (xét theo hiện tượng: ở giai đoạn mới ra đời có
ngôn ngữ mẹ tách ra ngôn ngữ con) èSai vì: phương ngữ không tác ra khỏi ngôn ngữ như
nhánh cây với cây.
+Quan niệm phương ngữ - ngôn ngữ toàn dân (cái cụ thể
- cái trừu tượng) è Sai, vì cả ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ đều có cái cụ thể và trừu
tượng riêng (cụ thể: biểu hiện của nó trong lời nói, chữ việt; trừu tượng: bộ
mã tạo nên tính hệ thống).
-
Phương ngữ là
biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân:
+Về khía cạnh nghiên cứu, có thể nghiên cứu ngôn ngữ
toàn dân dưới dạng một tồn tại khách quan, cụ thể, độc lập mà không cần phải đối
lập với hiện tượng khác. Ngược lại, không thể nghiên cứu phương ngữ nếu không đối
lập vớ các phương ngữ khác, không xem nó là biến thể của phương ngữ toàn dân. Bởi
vì: Nếu 1 nước chỉ có 1 phương ngữ, thì đó là ngôn ngữ toàn dân, không có
phương ngữ è Cách tiếp cận duy nhất chỉ có thể là so sánh đối lập.
+Vì nó đến phương ngữ trước hết là giả thiết có nhiều
phương ngữ và có ngôn ngữ toàn dân, nên người làm ngôn ngữ học phải trả lời các
câu hỏi mà người làm ngôn ngữ nói chung không cần trả lời:
1-
Tại sao 1 ngôn ngữ
lại chia nhiều phương ngữ, tại sao các phương ngữ thu hẹp vào vùng nhất định, sự
phân bố địa lý do đặc điểm lịch sử nào quy định?
2-
Tương lai của
phương ngữ A như thế nào?
3-
Nó sẽ dung hợp với
ngôn ngữ toàn dân bằng con đường nào? Ta có thể giúp người nói biện pháp ngắn
nhất đi tới sự dung hợp đó?
4-
Trong sự dung hợp
đó, ngôn ngữ toàn dân cần hấp thu cái gì để trở nên phong phú, đa dạng?
b.
Mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ văn học
-
Ngôn ngữ trong văn học trước hết thực hiện chức năng giao tiếp Cần phải lựa
chọn, môt là sử dụng ngôn ngữ toàn dân, hai là sử dụng phương ngữ sao cho thỏa
đáng, thích hợp, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
-
Đối với văn học: việc sử dụng ngôn ngữ toàn dân nhằm đảm bảo được hiệu quả giao tiếp,
không gây khó hiểu cho bạn đọc. Việc sử dụng phương ngữ làm tạo sắc thái biểu cảm,
làm bật lên đặc trưng vùng miền, làm bật lên tính cách nhân vật… è Như vậy, vấn đề
mối quan hệ giữa phương ngữ với văn học thể hiện ở chỗ tác phẩm văn học lựa
chọn sử dụng phương ngữ như thế nào, trong bối cảnh nào, để đạt được hiệu quả
thẩm mỹ cao nhất mà không gây khó hiểu cho người đọc.
-
Đối với tác phẩm tự sự: cần có sự phân biệt giữa ngôn ngữ nhà văn và ngôn ngữ
nhân vật.
o
Ngôn ngữ nhà
văn: Cần sử dụng ngôn ngữ toàn dân
làm cơ sở. Nếu ngôn ngữ tác giả sử dụng phương ngữ, thì phải có mục đích, chứ
không phải vì không còn cách nào dễ hiểu hơn. Phương ngữ được sử dụng phải làm
cho người đọc hiểu ngay lập tức (tác giả giải thích, hoặc đặt vào ngữ cảnh có
thể hiểu ngay được). Tần suất từ địa phương cần hợp lý để đảo bảo hiệu quả thẩm
mỹ.
o
Ngôn ngữ nhân
vật: Nguyên tắc “thời đại nào-tiếng
nói ấy, tính cách nào-giọng điệu ấy” è Sử dụng từ địa phương để làm bật lên tính cách địa
phương, tâm hồn địa phương è Việc sử dụng từ địa phương cũng cần chắt lọc để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Đối với kịch bản văn học: có ngôn ngữ tác giả (lời chỉ dẫn về diễn xuất, bối cảnh),
chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật.
o
Lời chỉ dẫn của
tác giả: cần sử dụng ngôn ngữ toàn
dân. Lời chỉ dẫn không xuất hiện khi trình diễn, nên cần đạt hiệu quả giao tiếp
cao nhất để người đạo diễn, diễn viên có thể thẩm thấu tốt nhất.
o
Ngôn ngữ nhân
vật: Sử dụng tương tự với ngôn ngữ
nhân vật trong văn tự sự.
-
Đối với thơ trữ
tình: Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, chủ yếu là tâm trạng của chủ
thể trữ tình è Việc sử dụng phương ngữ để tạo sắc thái địa phương và làm bật lên được
cảm xúc của chủ thể chữ tình (Mối quan hệ giữa phương ngữ và tâm lý). Việc sử dụng
cũng cần chọn lọc để tạo hiệu quả cao nhất.
Câu 3: Tại sao phải có chính sách đối với ngôn ngữ
Khái niệm
chính sách ngôn ngữ: “Chính sách
ngôn ngữ, hiểu theo nghĩa rộng, là các nguyên tắc mang tính ý thức và các biện
pháp thực tế để giải quyết các vấn đề ngôn
ngữ trong một quốc gia (…); theo nghĩa hẹp, là hệ thống
các biện pháp nhằm làm biến đổi hoặc duy trì cảnh huống ngôn ngữ, hoặc làm thay
đổi hay duy trì chuẩn mực ngôn ngữ”
Tại sao phải có chính sách
ngôn ngữ?
a. Đảm bảo một
ngôn ngữ thống nhất, đảm bảo sự đoàn kết dân tộc.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Theo Lê-nin, ngôn ngữ
đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách dân tộc, cụ thể là việc tập hợp,
đoàn kết các dân tộc, nhất là ở các quốc gia đa dân tộc è chính sách ngôn ngữ nhằm tạo ra một ngôn ngữ thống nhất,
một tiếng nói chung để tăng cường sự thấu hiểu giữa các dân tộc, huy động nguồn
lực toàn dân.
b. Đảm bảo
quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của một dân tộc (theo nghĩa hẹp)
Quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của
một dân tộc là quyền lợi chính đáng bất khả xâm phạm. Quyền đó cần được quy định
và bảo vệ trong chính sách ngôn ngữ của một dân tộc.
VD ở Việt
Nam: Có
các lớp dạy tiếng dân tộc cho cán bộ công tác vùng cao, có các kênh truyền
hình, chương trình truyền thanh tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số;
kênh truyền hình VTV có phát thanh viên giọng địa phương…
c. Thừa nhận
một ngôn ngữ quốc gia, chuẩn hóa ngôn ngữ.
-Thừa nhận một ngôn ngữ quốc gia không phải là sự áp đặt
bằng cách tạo ưu thế cho một ngôn ngữ mà phải nhận thấy tính khách quan từ sự
phát triển của ngôn ngữ đó trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
-Chuẩn hóa ngôn ngữ liên quan mật thiết đến giáo dục,
truyền bá văn hóa, tư tưởngè Phát triển xã hội.
- Ở Việt Nam, tiếng Việt là
ngôn ngữ quốc gia, vì trải qua quá trình phát triển của lịch sử, tiếng việt gắn
liền với văn hóa (văn học, nghệ thuật), khoa học (các thuật ngữ khoa học, các
khái niệm khoa học), kinh tế (85% người Việt dân tộc Kinh).
-Đặt ra vấn đề: Tôn trọng
ngôn ngữ dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để người dân tộc học tiếng Việt để hội
nhập, phát triển văn hóa kinh tế.
d. Tránh sự
xung đột ngôn ngữ
Ở một vài nơi trên thế giới
có sự xung đột về ngôn ngữ giữa các tộc người è Cần có chính sách ngôn ngữ để tạo sự ổn định, bền
vững nếu chính sách hợp lý. Đặt ra vấn đề chính sách ngôn ngữ để nhắc nhở về
các mối quan hệ liên quan đến ngôn ngữ.
Ở Việt Nam , tiếng Việt là cầu nối giữa các
dân tộc để cùng phát triển, bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
e. Bảo tồn
ngôn ngữ dân tộc
Do sự tác động tiêu cực của sinh thái ngôn ngữ
(language ecology) nên nhiều ngôn ngữ đang trên bờ vực diệt vong. Ngôn ngữ chết
là ngôn ngữ không còn được sử dụng nữa è Chính sách ngôn ngữ là cần thiết để bảo tồn ngôn ngữ
của các dân tộc thiểu số, cũng là đảm bảo quyền được sử dụng tiếng mẹ đẻ của
các dân tộc.
Câu 4: Hãy phát biểu về vấn đề phương ngữ và công việc giáo dục
1.
Vấn đề chuẩn
hóa tiếng Việt
-
Vấn đề chuẩn hóa
tiếng Việt được đặt ra cấp thiết sau khi giành độc lập è Tiếng Việt có cương vị xứng đáng như một ngôn ngữ quốc
gia.
-
Cần cái nhìn đúng
đắn với tiếng địa phương: Tiếng địa phương không hề hạ đẳng so với tiếng toàn
dân. Nói tiếng địa phương không phải nói ngọng è Trong đời sống xã hội, văn hóa lịch sử, kinh tế chính
trị của mỗi địa phương, tiếng địa phương có vị trí quan trọng, gần gũi thân
quen.
-
Giải pháp: Căn cứ
tốt nhất để điều chỉnh cách phát âm địa phương, là dựa vào chữ quốc ngữ, vì nó biểu
hiện đầy đủ hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
2.
Phương ngữ và công việc giáo dục
Về phía nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phải có chính sách ngôn ngữ rõ ràng è Ngôn ngữ sách giáo khoa, văn bản hành chính của nhà
nước phải rõ ràng, chính xác, thống nhất.
Về phía giáo viên:
-Thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương về ngôn
ngữ của Nhà nước, của Bộ.
-Khi dạy học, ngôn ngữ cơ bản là ngôn ngữ toàn dân, là
ngôn ngữ văn hóa, ít khẩu ngữ.
-Trong giờ dạy giáo viên có thể sử dụng giọng địa
phương, nhưng phải chỉnh những âm hình gây trở ngại cho học sinh trong việc
nghe, hiểu, lĩnh hội tri thức.
-Giáo viên, nhất là giáo viên tiểu học cần hướng đến
cách phát âm chuẩn để tập luyện, hướng dẫn học trò.
Về phía học sinh:
-Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của giáo viên.
-Hiểu được khi nào sử dụng từ toàn dân, khi nào sử dụng
từ địa phương, trong cả giao tiếp đời sống lẫn thực hành tạo dựng các loại văn
bản.
3. Ứng dụng hiểu
biết về phương ngữ học để sửa lỗi chính tả liên quan đến từ địa phương:
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Ly Kha, việc sửa
chính tả bằng chính âm là một con đường vòng, “sửa một lỗi khó bằng một cách
khó hơn” è Theo tác giả, chính tả
liên quan đến văn hóa, thói quen hơn là liên quan đến phát âm è Sửa lỗi chính tả tốt nhất là dựa vào việc hiểu nghĩa của
từ, cần luyện tập các vấn đề về chính tả một cách hợp lý, có phương pháp. è Đề xuất giải pháp: Dựa vào tần suất xuất hiện để chọn
từ, chữ thích hợp và dành thời gian luyện tập cho từ, chữ đó. VD: Với học sinh miền Nam, các lỗi ít sai như l/n;
s/x chỉ cần lướt qua, để sửa các lỗi sai âm cuối c/t; n/ng…
Câu 5 NHỜ ĐÂU MÀ TIẾNG VIỆT CÓ TÍNH THỐNG NHẤT
-
Do tính thống nhất về mặt địa lý, yêu cầu
đặt ra là cần có một ngôn ngữ chung mang tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Việt Nam có 54 dân tộc
anh em, một số dân tộc có tiếng nói và chữ viết riêng. Trên cơ sở tôn trọng, bảo
tồn những nét đẹp trong ngôn ngữ của các dân tộc, tránh xung đột dân tộc khiến
ngôn ngữ của một dân tộc trở thành ngôn ngữ chết, cần chọn ra một ngôn ngữ là
công cụ giao tiếp chung, để thực hiện chức năng hành chính trong các văn bản
pháp quy.
-
Tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng với
sự tồn tại của những phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội. Với sự phân chia đa dạng của các thành phần
phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội, người Việt ở các vùng miền khác nhau, với
cách phát âm khác nhau vẫn có thể hiểu nhau khi giao tiếp. Bên cạnh đó, trong các quá trình biến đổi, do những tác động ảnh
hưởng nhiều chiều, nhiều kiểu của nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, thì ba
mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của nó vẫn không biến đổi đồng đều như nhau. Để
thực hiện được chức năng làm công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho mọi người
sử dụng có thể hiểu được nhau, mặt từ vựng của ngôn ngữ bao giờ cũng thay đổi
nhanh nhạy nhất, mặt ngữ âm biến đổi chậm hơn rất nhiều so với từ vựng, còn ngữ
pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất và ít nhiều nó mang tính cách của một nhân tố,
một thành phần bảo thủ. Tính thống nhất của các ngôn ngữ thân thuộc chỉ tìm thấy
lại trong thời gian. Ngôn ngữ có tính chất
bất biến và khả biến. Với sự tác động của thời gian, ngôn ngữ không còn giữ lại
những thuộc tính cố hữu mà thay đổi phù hợp với bối cảnh xã hội và suy nghĩ của
con người thời đại đó. Sự đa dạng trong ngôn ngữ đã dẫn đến việc hình thành các
dạng thức phương ngữ khác nhau, ở các địa phương khác nhau. Đó là lý do khiến
tiếng nói của người dân ở các khu vực khác nhau có những điểm khác biệt.
-
Về số lượng, ngôn ngữ toàn dân vẫn nhiều
hơn phương ngữ. Mức độ phổ
biến và tần suất sử dụng của ngôn ngữ toàn dân cao hơn hẳn trên cả phương diện
địa lý và ngữ cảnh sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét