1.
Khái
niệm
-
Tính hiện
thực (tiếng Pháp: réalité), với
nghĩa rộng, thuật ngữ này biểu hiện thuộc tính của văn học trong mối liên hệ với
hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học vào hiện thực khách quan. Với
nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ mối tương quan phù hợp như thật giữa phản ánh hiện
thực của ăn học với hiện thực đời sống được miêu tả; ở trường hợp này tính hiện
thực sẽ đối lập với khái niệm tính ước lệ. (Khái niệm được trích từ “Từ điển
thuật ngữ văn học” - Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi).
-
Tính chân
thực ( tiếng Pháp: véridicité): khái niệm chỉ phẩm chất làm nên sức hấp dẫn,
thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữ sự phản anh của
văn học và đối tượng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật
và chân lí đời sống, giữa sáng tạo nghệ thuật và quy luật tất yếu của lịch sử.
(Từ điển thuât ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi).
-
Như vậy ta thấy rằng, tính chân thực là đặc tính
của văn học chỉ chất lượng phản ánh của tính
hiện thực. Bất kì tác phẩm nào cũng có tính hiện thực, nhưng chỉ những
tác phẩm xuất sắc, phản ánh được những vấn đề mang tính cơ bản nhất, bản chất
nhất của thời đại, của xã hội, phản ánh dưới những hình tượng nghệ thuật sống động,
tôn trọng những quy luật của đời sống, tôn trọng những quy luật của lịch sử,
hình tượng thật sự có sức sống riêng chứ không phải là cái loa phát ngôn tư tưởng
của nhà văn, thì tác phẩm đó mới được xem là có tính chân thực.
2. Tại sao văn học lại có tính hiện thực và
tính chân thực?
Với
tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nội dung phản ánh của nghệ thuật
nói chung và văn học nói riêng chính là hiện thực cuộc sống. Điều này có nguồn
gốc sâu xa từ quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Marx – Lenin, theo đó
thì, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.
Văn học thuộc về phạm trù ý thức, mỗi tác phẩm văn học là một khách thể tinh thần
đặc thù, nên văn học cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống (hiện thực cuộc sống
thuộc về phạm trù vật chất), văn học nhờ cuộc sống mà có, và cũng vì cuộc sống
mà phát triển. Không có cuộc sống, sẽ không có văn học. Chính vì vậy có thể khẳng
định, không một tác phẩm văn học nào không phản ánh hiện thực, tính hiện thực
vì thế là một thuộc tính tất yếu của văn học.
Mặt
khác, tác phẩm văn học không phải là bản photocopy của cuộc sống, không phải là
sự sao chép nguyên si, vô hồn của cuộc sống. Tác phẩm văn học chính là cuộc sống
được thể hiện qua lăng kính chủ quan của nhà văn theo quy luật của sự sáng tạo.
Ta có thể hình dung toàn bộ quá trình sáng tạo cũng như toàn đời sống văn học
qua một sơ đồ gồm bốn thành phần như sau:
Hiện
thực cuộc sống, qua sự quan sát, nghiền ngẫm, suy tư, trăn trở của nhà
văn, qua việc nhà văn mở rộng tấm lòng để
đón nhận những cung bậc cảm xúc, nhưng suy tư trăn trở, niềm vui, nỗi buồn và cả
ước mơ, đã trở thành một hiện thực thứ hai trong trí tưởng tượng của nhà văn.
Hiện thực thứ hai này chính là hiện thực cuộc sống ở ngoài kia được tái hiện lại,
mang những dấu ấn chủ quan của nhà văn. Nó mang đậm những nét đặc trưng về nhân
sinh quan, về thế giới quan, về nhân cách, tấm lòng của nhà văn.
Hiện
thực thứ hai này được nhà văn thể hiện vào tác phẩm thông qua chất liệu ngôn từ.
Có thể xem quá trình tạo hình văn bản này là một sự kí mã. Hiện thực cuộc sống
được phản ánh trong trí tưởng tượng của nhà văn dưới dạng hình tượng. Tác phẩm
sau khi hoàn chỉnh và được đưa ra đến công chúng thì trở thành khách thể tinh
thần đặc thù. Nói nó là khách thể, bởi vì khi đã hoàn chỉnh tự tác phẩm có đời
sống riêng, nó vận động theo những quy luật nội tại của nó, lúc này hoàn toàn nằm
ngoài sự chi phối của bất kì ai, kể cả nhà văn. Nói là khách thể tinh thần, bởi
vì khách thể đó tồn tại dưới dạng phi vật thể, nó là một hiện tượng thuộc về thế
giới tinh thần.
Chính
vì quá trình sáng tạo ra tác phẩm là quá trình “kí mã” tư tưởng của nhà văn,
nên có thể xem quá trình tiếp nhận là quá trình giải mã. Quá trình giải mã này,
thông qua đặc điểm cá nhân của từng chủ thể tiếp nhận, sẽ tạo ra nhiều hiện thực
khác nhau. Hiện thực thứ hai mà nhà văn gửi gắm vào tác phẩm, đến với mỗi độc
giả sẽ trở thành một hiện thực khác trong thế giới tinh thần của họ. Một cô Kiều
của Nguyễn Du khi đến với mỗi độc giả sẽ có dung mạo, dáng vẻ bên ngoài rất
khác nhau. Tuy nhiên, quá trình này vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách
quan. Tính chủ quan của nó, như đã nói ở trên, quá trình tiếp nhận phụ thuộc rất
nhiều vào tầm tiếp nhận, vào khiếu thẩm mỹ, vào nhân sinh quan thế giới quan của
từng độc giả. Nhưng mặt khác, tác phẩm văn học, với tư cách là một khách thể
tinh thần đặc thù, cũng có những quy luật nội tại của nó, có đời sống riêng của
nó. Sự cảm thụ tác phẩm văn học cũng không được phép lệch ra khỏi những quy luật
nội tại của tác phẩm, không được sai lệch hoàn toàn với đời sống riêng của tác
phẩm. Nếu quá sai lệch, thì đó la sự suy diễn, xuyên tạc, không phải là sự tiếp
nhận. Ví dụ một hình ảnh cô Kiều của Nguyễn Du với mỗi độc giả sẽ có dung nhan
diện mạo khác nhau, nhưng tuyệt nhiên cô nào cũng phải thập toàn thập mỹ, cả
tài, sắc, đức đều phải trọn vẹn, vì đó là những đặc tính cơ bản của của hình tượng,
đã được dựng nên trong tác phẩm. Cái chủ quan của mỗi người nằm ở mức độ của
cái thập toàn, thập mỹ ấy như thế nào, mỗi người, trong sự tiếp nhận đầy tính
chủ quan của mình, sẽ tự vẽ ra những chân dung cô Kiều rất khác nhau trên cơ sở
cái khách quan ấy.
Chúng
ta thấy rằng: Từ hiện thực cuộc sống đến hiện thực trong tác phẩm, và cả hiện
thực trong sự tiếp nhận của bạn đọc, có những khoảng cách nhất định. Chính từ đặc
điểm này mà tính chân thực ra đời: Có thể nói tác phẩm nào mà ở đó, hiện thực đời
sống, hiện thực mang đậm cái nhìn chủ quan của nhà văn, và hiện thực tái tạo
trong trí óc độc giả trong quá trình tiếp nhận càng gần nhau, khoảng cách giữa
chúng càng thu hẹp, thì tính chân thực ở tác phẩm đó càng đậm nét, càng sâu sắc.
Cũng có thể thấy rằng, chỉ những tác phẩm chạm được đến bề sâu của hiện thực, nắm
bắt được những vấn đề bản chất nhất, cơ bản nhất của hiện thực cuộc sống, nêu
lên được những vấn đề cấp thiết, nhức nhối của đời sống xã hội cũng như khám
phá được những sự thật trong tâm hồn con người, trong số phận con người, thì mới
có thể đạt được tầm cao của tính chân thực.
3.
Các đặc
điểm của tính chân thực và tính hiện thực trong văn học.
Tính hiện thực
|
Tính chân thực
|
|
Biểu hiện
|
-
HIện thực
hữu hình: những gì nhìn thấy được trong hiện thực cuộc sống
-
Hiện thực
vô hình: tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, các vấn đề mang tính bản chất về cuộc
đời và con người
|
-
Sự
tương quan sinh động giữa sự phản ánh của văn học và đối tượng hiện tực
mà văn học miêu tả.
-
Sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống.
-
Phù hợp với tính tất yếu của lịch sử
|
Đặc điểm
|
ð
Tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn học.
|
-
Nội
dung mang tính lịch sử: thời đại nào tiếng nói ấy tính cách nào giọng điệu
ấy. Nói tính chân thực tức của một tác phẩm tức là nói đến tính chân thực
trong một thời đại cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể.
-
Chât liệu
nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với chất liệu hiện thực.
-
Biểu hiện khác
nhau ở các loại thể khác nhau.
|
Văn học cần có tính hiện thực
và tính chân thực để thực hiện sứ mạng cao cả của mình.
Nhà văn Thạch
Lam đừng nói: “Văn chương là một thứ vũ khí vừa thanh cao vừa đắc lực mà chúng
ta có để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới xấu xa, giả dối, vừa làm tâm hồn
người đọc trong sạch hơn, phong phú hơn”. Tố Hữu thì nói: “Cuộc đời là điểm khởi
đầu và là điểm đi tới của văn chương”. Đúng như vậy, theo quy luật của quá
trình sáng tạo, tác phẩm văn học phải hướng về cuộc đời, phải giúp làm cuộc đời
tốt đẹp hơn. Đó chính là sứ mạng cao cả của văn học. Với tư cách một hình thái
ý thức xã hội đặc thù, văn học không thể trực tiếp tác động vào đời sống, mà
quá trình tác động, cải tạo này nhất thiết phải thông qua một lực lượng vật chất
khác: con người. Một sách lí luận văn học kinh điển đã từng nói rằng: “Vũ khí
phê phán không thể thay thế phê phán bằng vũ khí, chỉ những lực lượng vật chất
mới đánh đổ lực lượng vật chất”. Văn học khi tác động vào cuộc sống cũng có sức
mạnh như thế, khi nó tác động vào cuộc sống thông qua con người. Văn học mở rộng
tầm hiểu biết của con người, xốc họ dậy, cho họ điểm tựa, cho họ động lực, cho học
sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh và chống lại những thế lực xấu xa, tàn nhẫn,
văn học hướng con người đến ánh sáng,đến cái đẹp, dạy con người biết ước mơ, biết
tin tưởng, biết hy vọng. Văn học giúp con người hoàn thiện mình, và những con
người hoàn thiện chính là lực lượng chính để cải tạo cuộc sống
Giá trị hiện thực
góp phần đắc lực vào quá trình ấy. Làm sao con người có thể cải tạo cuộc sống nếu
không hiểu rõ cuộc sống? Làm sao con người có thể chiến thắng nếu không biết
rành rọt, biết tường tận những cái xấu xa, tai ác trong xã hội? Làm sao con người
có thể có sức mạnh phi thường để vượt lên tất cả, có thể có động lực, nếu con
người không yêu cuộc sóng, không hiểu cuộc sống? Giá trị hiện thực với những vấn
đề cấp bách của cuộc sống, với những hiện tượng đời sống đa dạng, phức tạp, với
những vấn nạn cuộc sống và cả những số phận đau thương của con người giúp con
người hiểu, giúp con người cảm, và giúp con người có sức mạnh để xây dựng cuộc
sống.
Chính vì vậy, vai trò của nhà văn cũng rất nặng nề. Nam Cao nói: “Sống
đã, rồi hay viết”. Chế Lan Viên nói: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”.
Nhiệm vụ của nhà văn là phải lặn vào biển sâu hiện thực để khám phá ra những hạt
ngọc lấp lánh nhất, bản chất nhất để đưa vào tác phẩm. “Người làm nên tác phẩm
là nhà văn, người quyết định số phận tác phẩm là bạn đọc” (Gorki). Tác phẩm muốn
tồn tại, phải có sức sống mãnh liệt trong lòng bạn đọc. Mà chỉ những viên ngọc
trai tinh chất được gạn lọc từ biển sâu hiện thực, bằng công sức lao động
nghiêm túc đầy mồ hôi nước mắt của nhà văn, mới có thể làm được điều đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét