Đối tượng phản ánh của văn học
chính là con người. Gorki nói: “Văn học là nhân học”. Nguyễn Minh Châu
thì cho rằng: “Văn học và hiện thực là
hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm là con người”. Tuy vậy, cái mà văn học
quan tâm, không phải chỉ đơn thuần là con người xét về phươngcái văn học quan tâm chính là tư cách xã hội của
con người. Marx từng nói: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nếu
ngành sinh học nghiên cứu về giải phẫu con người, nghiên cứu về tế bào con người,
nói chung là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, thì văn học nghiên cứu con người trên phương diện
xã hội, qua việc đặt con người trong một bối cảnh xã hội, thông qua những mối
quan hệ để khám phá bản chất tâm hồn con người cũng như phát hiện ra những vấn
đề mang tính khái quát, cấp thiết về con người, về cuộc đời.
diện chủng loại, phương diện sinh học, mà
Vậy đâu là điểm khác biệt giữa văn học với lịch sử, triết học, xã hội học, những ngành khoa học khác cũng
nghiên cứu con người trên phương diện xã hội? Thời xưa từng có quan điểm “văn,
sử, triết” bất phân, đúng như vậy, trong một vài thời kì, sự phân biệt giữa văn
học, lịch sử, và triết học rất khó phân định. Văn học phải thể hiện đời sống, tức
văn học phải gắn với lịch sử. Đỉnh của một tác phẩm văn học chính là tính tư tưởng,
là bức thông điệp của nhà văn với các vấn đề về con người, cuộc đời, vậy văn học
gắn với triết học. Nhưng văn học vẫn có một đặc điểm riêng biệt: Văn học phản ánh con người trên phương diện
thẩm mỹ. Một nhà phê bình từng nhận định: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính
là tác phẩm tôn vinh con người”. Dovtoepxki từng nói: “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”.
Sự khu biệt rõ ràng nhất giữa văn học và lịch sử, triết học chính là cái nhìn
con người trên phương diện của cái đẹp. Lịch sử loại trừ cái nhìn chủ quan, triết
học chỉ quan tâm đến những vấn đề cốt lõi, còn văn học, sự phản ánh nhất thiết
phải gắn với cái đẹp. Ngay cả khi miêu tả một tên trộm, một cái gì đó xấu xa,
giả dối, thì văn học vẫn đi theo cây kim của la bàn mang tên cái đẹp, mục đích
cuối cùng, mục đích cốt lõi của văn học vẫn là hướng con người đến cái đẹp, đến
những giá trị chân thiện, mỹ. Văn học không thể không phản ánh cái xấu xa, cái
giá dối, cái bất nhân, nhưng mục đích vẫn phải là để tôn vinh cái đẹp, ca ngợi
cái đẹp; phê phán, tố cáo, lên án cái xấu, cái ác để người đọc thêm trân trọng
cái tốt, cái đẹp.
Văn học phản ánh con người như thế nào?
Thứ nhất, văn học nhận thức toàn bộ
quan hệ của thế giới con người, đã đặt con người vào vị trí trung tâm của các mối
quan hệ. “Văn học và hiện thực là
hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu) – tính hiện
thực là thuộc tính tất yếu của văn học, chính vì vậy vòng tròn văn học và vòng
tròn hiện thực phải chồng lên nhau, phải có những vùng giao nhau, và cái trục vận
động của hai vòng tròn ấy, cái tâm, không gì khác chính là con người. Lấy con
người làm điểm tựa miêu tả thế giới, văn nghệ có một điểm tựa để nhìn ra toàn
thế giới. Văn nghệ bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn của con người. Con người trong đời sống văn nghệ là trung
tâm của các giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kinh nghiệm của các mối quan
hệ. Như vậy, miêu tả con người là phương thức miêu tả toàn thế giới. Việc biểu
hiện hiện thực sâu sắc hay hời hợt, phụ
thuộc vào việc nhận thức con người, am hiểu cái nhìn về con người.
Thứ hai, văn học nhận thức con
người như những hiện thực tiêu biểu cho các quan hệ xã hội nhất định. Về mặt
này, văn học nhận thức con người như những
tính cách. Đó là những con người sống, cá thể, cảm tính, nhưng lại thể
hiện rõ nét những phẩm chất có ý nghĩa xã hội, những “kiểu quan hệ xã hội”.
Thứ ba, con người mà văn học nhận
thức bao giờ cũng mang một nội dung đạo đức nhất định. Cái nhìn con người ở
đây của văn học, cũng khác cái nhìn của đạo đức học. Đạo đức nhận thức con người
trên các quy tắc, các chuẩn mực. Văn học nhận thức con người trọn vẹn hơn. Tính
cách mà văn học nắm bắt không trừu tượng như các khái niệm đạo đức, mà các phẩm
chất đạo đức ấy được thể hiện cụ thể trong ý nghĩ, trong việc làm, trong lời
nói, trong hành động. Các kiểu quan hệ cũng không đồng nhất với chuẩn mực,
nguyên tắc xử thế của đạo đức mà hình thành từ các tình huống cụ thể trong đời
sống. Văn học khám phá ý nghĩa đạo đức của các tính cách trong các tình huống
éo le, phức tạp nhất trong các trường hợp không thể nhìn tính cách một cách giản
đơn, bề ngoài.
Thứ tư, văn học cũng miêu tả con
người trong đời sống chính trị, nhưng đó không phải là con người mang bản chất
giai cấp trừu tượng. Văn học tái hiện những bản chất chính trị như là những
cá tính, những tính cách. Chính ở đây, văn nghệ có thể làm sống lại cuộc sống
chính trị của con người cũng như số phận con người trong cơn bão táp chính trị.
Thứ năm, cái đặc sắc nhất của văn
học là sự quan tâm tới cá thể, tính cá nhân, quan tâm tới tính cách và số phận
con người.[1]è Gắn liền với sự miêu tả
thế giới bên trong con người; miêu tả thế giới văn hóa: văn hóa cộng đồng, văn
hóa ứng xử, văn hóa sáng tạo. Trong các hình thái ý thức xã hội duy nhất có
văn học là quan tâm đến sinh mệnh cá thể giữa biển đời mênh mông. Chỉ có văn học
là quan tìm các lí giải các giá trị cá thể về sắc đẹp, tư chất, cá tính số phận.
Con người tìm thấy ở văn học những tiền lệ về ý thức cá tính, về ý nghĩa cuộc đời,
về khả năng chiến thắng số phận, về khả năng được cảm thông trong từng trường hợp.
Thứ sáu, bản chất nhân học của con
người được thể hiện ở việc biểu hiện con người tự nhiên: các quy luật sinh
lão bệnh tử, những vấn đề có tính chất bản năng, bản chất của con người…
Nội dung phản ánh của văn học
là toàn bộ hiện thực cuộc sống đặt trong mối quan hệ với con người è
Cái nghệ thuật quan tâm là mối quan hệ người kết tinh trong sự vật è
Miêu tả thiên nhiên, đồ vật… đều đặt trong mối quan hệ với con người, để bộc lộ
bản chất của con người.
Sự phản ánh của văn học bao giờ cũng bày tỏ một quan niệm nhân sinh.
Đối tượng phản ánh không đồng nhất với nội dung phản ánh è Nội dung phản ánh là đối tượng phản ánh được gạn lọc, soi chiếu dưới lý
tưởng thẩm mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét