Đọc kỹ văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Chưa bao giờ truyền thông và cộng đồng mạng Việt Nam lại quan tâm nhiều
tới một cuộc thi sắc đẹp như thế. Đâu đâu cũng thấy ủng hộ, kêu gọi, bình chọn
cho Phạm Hương, với sự lặp lại của những cụm từ như “tinh thần dân tộc” hoặc
“tự hào Việt Nam”. Còn mình chỉ thấy tất cả thật nực cười. Nực cười vì bây giờ
khái niệm “tinh thần dân tộc” trở nên rẻ tiền như thế. Nực cười vì một đất nước
kinh tế - giáo dục còn chưa ra đâu vào đâu, mà cái thứ người ta quan tâm nhất
lại là cô Hoa hậu ấy hôm nay mặc váy gì.
[…] Từ đầu, chính khái niệm
“cuộc thi sắc đẹp” đã có vấn đề. Ai quyết định người này đẹp hơn người khác? Ai
quyết định vẻ đẹp hoang dại kiểu Nam Mỹ đẹp hơn vẻ đẹp kín đáo kiểu Á Đông? Ban
giám khảo các cuộc thi Hoa hậu, vốn mang định kiến sẵn trong “thẩm mĩ” của họ,
sẽ chấm điểm từng cô Hoa hậu một như một món đồ. Lúc đầu, khi người ta ca tụng
Phạm Hương là mang vẻ đẹp “Tây Tây,” mình đã thấy buồn cười. Hoa hậu của một
nền văn hoá lại đại diện cho vẻ đẹp của một nền văn hoá khác. Tất cả chỉ để đi
thi một cuộc thi rẻ tiền. Đây là tại sao văn hoá Việt Nam ngày càng hao mòn, vì
người ta đã không biết chuộng bản sắc dân tộc, lại còn sính ngoại, hám những
cái “Tây Tây” như thế. […]
Tinh thần dân tộc ư? Tinh thần
dân tộc để vote cho Phạm Hương, rồi giả như Phạm Hương đoạt giải, Việt Nam sẽ
được gì? Có người bảo sẽ làm rạng danh quê nhà – nói thật nhé, chẳng ai quan
tâm mấy cuộc thi này đâu, trừ người Việt Nam với Philippines ra. Vì đơn giản nó
chỉ là một dạng reality show (giống như Next Top Model với những tiêu chí khác)
thôi mà. Rồi người ta bảo Phạm Hương được giải thì sẽ phát triển du lịch, cứ
như là chỉ cần sức của một người thì tiền ào ào đổ vào Việt Nam vậy đó. Nhìn
xem có ai đi du lịch Venezuela không?
[…]
Và cũng thật buồn cười, ngày thi Bán kết Hoa hậu Hoàn vũ trùng với
ngày xét xử vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước, thế mà hôm ấy, ai ai cũng chỉ
nói về cái dáng “Mình Xà” của Phạm Hương. Cứ thế này thì Việt Nam sẽ trở thành
cường quốc sắc đẹp nhanh thôi, còn cái sắc đẹp ấy có mài ra thành lẽ phải,
thành văn minh, thành kiến thức, văn hoá sống được hay không,
Tôi thách.
(Nguyễn Siêu, Trích “Du học sinh Mỹ đả kích "thói cuồng" hoa hậu của người Việt”, Vietnamnet ngày 22/12/2015)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (2 điểm)
Câu 2: Chỉ ra 4 lí do mà tác giả “đả
kích"thói cuồng" hoa hậu của người Việt”. (2 điểm)
Câu 3: Trong
đoạn văn in đậm, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 4: Anh/chị
có đồng tình với quan điểm của tác giả trong bài viết trên không? Hãy bày tỏ ý
kiến riêng của mình trong một đoạn văn khoảng một trang giấy tập học sinh. (4 điểm)
----- Hết -----
HƯỚNG DẪN CHẤM
1.
Phong cách ngôn ngữ chính luận (2 điểm)
2.
Các lí do tác giả đả kích:
-
Khái niệm “tinh thần dân tộc” trở nên rẻ tiền, mọi
người không lo phát triển văn hóa, giáo dục, mà chỉ quan tâm đến hoa hậu.
-
Không ai có quyền đánh giá vẻ đẹp này hơn vẻ đẹp khác
vì chuẩn thẩm mỹ của mỗi người khác nhau.
-
Các cuộc thi hoa hậu khiến cho văn hóa Việt Nam hao
mòn, khiến cho mọi người sính ngoại.
-
Các cuộc thi hoa hậu không thể làm rạng danh quê nhà
cũng như phát triển du lịch như nhiều người ảo tưởng.
-
Các cuộc thi hoa hậu về lâu về dài không thể làm ra văn
minh, lẽ phải, kiến thức, văn hóa.
·
Biểu điểm:
-
Học sinh nêu được 4 ý: 2 điểm
-
Học sinh nêu được 3 ý: 1.5 điểm
-
Học sinh nêu được 2 ý: 1 điểm
-
Học sinh nêu được 1 ý: 0.5 điểm
-
Học sinh không nêu được ý nào: 0 điểm
3.
Thao tác lập luận: bác bỏ, bình luận, chứng minh
-
Học sinh nêu được 3 ý: 2 điểm.
-
Học sinh nêu được 2 ý: 1,5 điểm
-
Học sinh nêu được 1 ý: 0.5 điểm
-
Học sinh không nêu được ý nào: 0 điểm
4.
Học sinh có thể đưa ra quan điểm đồng tình hay không
đồng tình với tác giả, miễn là có thể lập luận được.
* Biểu điểm:
3.5 – 4
|
-Đoạn văn có luận điểm
-Văn viết mạch lạc rõ ràng, súc tích
- Ý phong phú, có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng
|
2 – 3
|
-Đoạn văn có luận điểm
-Mắc không quá 2 lỗi chính tả và diễn đạt.
-Ý phong phú, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.
|
1 – 1.5
|
Học sinh mắc 2 trong các lỗi sau:
-Đoạn văn không có luận điểm.
-Mắc quá 2 lỗi chính tả và diễn đạt.
-Ý nghèo nàn, thiếu dẫn chứng.
|
Dưới 1
|
Học sinh làm lạc đề hoặc không viết theo hình thức đoạn
văn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét