Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tin
tức về những “tệ nạn” hay “bất cập” trong xã hội cung cấp cho chúng ta những
cái cớ để than phiền và kêu ca. Phàn nàn, bực dọc, cáu kỉnh, chê bai đang trở
thành những trạng thái thường trực trong dư luận. Các trạng thái này được gói
ghém một cách tài tình trong từ “bức xúc”. Không từ tiếng Việt nào lại
có sự
nghiệp thăng tiến ngoạn mục như vậy. Từ chỗ vô danh cách đây bảy, tám
năm, bây giờ, nếu gõ “bức xúc” vào Google, ta sẽ được 29 triệu kết quả, gấp gần
mười lần “Ngọc trinh”, một con số ấn tượng cho một từ có làn da xấu xí như vậy.
Vì
sao chúng ta ưu tiên tin xấu, đắm đuối với chúng thay vì chú ý tới những điều tốt
lành?
Trước
hết, khi lên tiếng phê bình hay than phiền về một điều gì đó, chúng ta chứng tỏ
cho người khác và cho bản thân là chúng ta không thờ ơ, vô cảm, mà vẫn còn quan
tâm, lo lắng. Hơn nữa, khi chê trách người khác, chúng ta cảm thấy ưu việt về mặt
đạo đức, và tự hài lòng thấy mình tốt đẹp hơn. Càng có nhiều vụ cướp tiệm vàng,
bác sĩ vứt xác bệnh nhân, bảo mẫu đánh trẻ, hôi của, bẻ hoa, chúng ta càng có
nhiều cơ hội để tự nhủ là chúng ta không phải “họ”, chúng ta chỉ không may bị sống
chung cùng “họ”, nhưng thực chất chúng ta ưu tú hơn “họ” nhiều. Một điểm quan
trọng nữa là khi bức xúc, chúng ta phát ra tín hiệu là chúng ta vô can và vô tội.
[…]
Dần
dần, chúng ta đâm ra nghiện những cái lắc đầu, những cái chép miệng, lúc thì ta
phẫn nộ, khi thì chỉ cười buồn. Cảm giác mình tốt đẹp, đầy sự quan tâm, cộng với
sự vô can, không liên đới, không chịu trách nhiệm, là một cảm giác êm ái. Nó
giúp chúng ta xoa dịu những bứt rứt lương tâm thi thoảng nổi lên, khi chúng ta
lờ mờ cảm thấy mình không đủ dũng cảm để làm hết những gì có thể trước những
sai sai trong xã hội. Những lúc đó, cách trấn an bản thân hiệu nghiệm là tỏ ra
bức xúc một cách gay gắt.
Nhưng
chúng ta không vô can. Cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta đang đặt trên nền của
bao nhiêu bất công và phi lý. Những viên gạch xây trên ngồi nhà của ta được
đóng bởi những đứa trẻ có tuổi thơ vất vả. Cái ti vi ta dùng được làm bởi người
công nhân di cư có một cuộc sống buồn tẻ và khốn khó, con cái họ bị khó dễ khi
tới trường vì không có hộ khẩu.
(Theo Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm
ta vô can, trích tuyển tập cùng tên, NXB Hội nhà văn, 2015)
1.
Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản
trên.
2.
Các từ “gói ghém”, “sự thăng tiến ngoạn mục”,
“làn da xấu xí” trong văn bản trên là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó.
3.
Vì sao tác giả Đặng Hoàng Giang cho rằng “Bức
xúc không làm ta vô can”?
4.
Theo anh/chị, việc mọi người “bức xúc” như một cách
lãng quên thực tại có tác hại như thế nào? Có cách nào để khắc phục tình trạng
đó? Hãy viết một đoạn văn ngắn để trả lời các câu hỏi trên.
ĐÁP ÁN
1.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
2.
Biện pháp tu từ ẩn dụ.
-
Tác dụng về mặt hình thức: Làm câu văn thêm sinh
động, tăng sức gợi hình, tăng sức biểu cảm.
-
Tác dụng về mặt nội dung:
o “Gói
ghém”: Nhấn mạnh vào các biểu hiện của “bức xúc” như phàn nàn, bực dọc, cáu kỉnh,
chê bai.
o “Sự nghiệp thăng tiến ngoạn mục”: Nhấn
mạnh vào việc mọi người càng lúc càng sử dụng từ “búc xúc” nhiều hơn, cho thấy
rằng con người càng lúc càng dễ bức xúc trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống.
o “làn
da xấu xí”: cho thấy từ bức xúc mang nghĩa không đẹp (bởi các biểu hiện nêu
trên)
3.
Tác giả Đặng Hoàng Giang cho rằng “Bức xúc
không làm ta vô can” vì hai lí do:
-
Bức xúc không phải là một biểu hiện của tinh thần
trách nhiệm như mọi người lầm tưởng mà nó chỉ là một cách để con người trốn
tránh trách nhiệm trước thực tại.
-
Cho dù bức xúc có thể khiến ta cảm thấy mình
thanh thản, thì ta cũng không thể chối bỏ được sự thật rằng cuộc sống của mỗi
chúng ta đều đặt trên nền tảng của bao bất công và phi lý.
4.
Học sinh có thể trình bày một số ý sau:
-
Tác hại:
o Trạng
thái bức xúc có thể dẫn tới những hành động tiêu cực như mắng chửi, lăng mạ người
khác…
o Trạng
thái bức xúc có thể cho ta cảm giác siêu việt về đạo đức nhưng thật ra đó là một
sự tự lừa dối bản thân, khi ta có thể vui mừng hả hê trước những điều xấu xa
thì nhân cách của ta cũng đang tha hóa
o Chúng
ta chỉ bức xúc rồi không làm gì cả, mọi việc sẽ rơi vào quên lãng, như vậy thì
mọi việc sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự phát triển, thay đổi.
-
Giải pháp:
o Hiểu
và nhận thức được bản chất của việc bức xúc để thay thế bằng các cảm xúc tích cực,
để quan sát, lắng nghe, suy ngẫm cùng tìm ra cách giải quyết vấn đè.
o Trước
khi bức xúc và phê phán một ai đó thì cần bình tâm suy nghĩ và lí giải nguyên
nhân, đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu họ…
Thay vì bức xúc thì hãy hành động, tìm cách giải
quyết các vấn đề xung quanh từ những việc nhỏ nhặt nhất, bởi những thay đổi nhỏ
sẽ dẫn đến những cải cách lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét