Đề 2: Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám
Sinh mua Kiều”
GỢI Ý THÂN BÀN
I.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích (Giống đề 1)
II.
Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích
Thúy Kiều vốn là người con gái “thông minh vốn sẵn
tính trời”, nên không khó gì để nàng nhận ra buổi vấn danh thực chất là một cuộc
mua bán. Chính vì vậy, tâm hồn nàng dậy sóng:
a.
Sự đau đớn, uất
nghẹn
Nỗi mình thêm
tức nỗi nhà
Thềm hoa một
bước lệ hoa mấy hàng!
+Điệp ngữ “nỗi
mình”, “nỗi nhà” với từ đặc tả cảm xúc “tức”
đã lột nỗi đau chồng chất, sự ấm ức vì
gia đình bị hàm oan, sự xót xa khi chứng kiến cha và em trai bị “làm cho khốc hại
chẳng qua vì tiền”. Kiều xuất hiện trong lễ vấn danh không phải với hình ảnh
tươi tắn của một cô gái mong chờ tìm ý chung nhân, mà với nỗi đau tận cùng.
+Điệp ngữ “thềm
hoa… lệ hoa…” + nhịp thơ 2/2/2/2
khiến cho câu thơ như từng bước chân của Kiều, chậm rãi, run rẩy, ngập tràn nước
mắt. Tình cảnh của Kiều rất đáng thương.
+Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng ẩn dụ: “lệ hoa”. Hoa chính
là chỉ Kiều. Mới hôm nào, vẻ đẹp đó còn “hoa ghen thua thắm”, tươi tắn, quyến
rũ nay trở nên đau thương, đẫm lệ. Trước tình cảnh ấy, trái tim Nguyễn Du dường
như cũng dấy lên một nỗi xót xa đau đớn.
b.
Sự xấu hổ, bẽ
bàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
+ Tính từ chỉ cảm xúc “ngại ngùng” và cụm từ “dợn gió e sương” thể hiện sự
xấu hổ, ngượng ngùng của Kiều giữa buổi vấn danh. Kiều hiện lên như một đóa hoa
mỏng manh tan tác giữa sương gió của cuộc đời. Sương gió hay chính là lòng người
lạnh lùng, tàn nhẫn, bất nhân, chà đạp lên nhân phẩm nàng?
+ Kiều “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương
mặt dày”, ngắm hoa mà thẹn với
lòng. Chữ “bóng” ở đây chính là hoán dụ, bóng là để chỉ Kiều. Khi một con người
được miêu tả như một cái bóng, đó là một tình cảnh đáng thương, mất hết sức sống,
như người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm:
“Buồn rầu chẳng nói nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Cái thẹn của
Kiều, có thể là cái thẹn khi đã không giữ trọn được mối tình với Kim Trọng;
cũng có thể là cái thẹn của một con người có lòng tự trọng và nhận thức một
cách rõ ràng nhân phẩm của mình đang bị chà đạp. Hoàn cảnh của Kiều đáng thương
tận cùng, khi con người biết giá trị của mình bị dẫm đạp nhưng không còn lựa chọn
nào khác, họ rơi vào bi kịch. Kiều hy sinh bản thân để giữ tròn đạo hiếu. Đau đớn
thay bi kịch của một kiếp người!
c.
Dáng vẻ buồn
bã, hao gầy
Mối càng vén
tóc bắt tay
Nét buồn như
cúc, điệu gầy như mai.
Kiều hiện lên hao gầy, xanh
xao, tiều tụy. Mới hôm nào, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”, cốt cách cao quý,
thanh tú như mai; giờ đây hình ảnh “mai” lại được dùng để chỉ vẻ buồn bã, hao gầy
của Kiều.
III.
TỔNG KẾT
-
Qua đoạn trích, số phận
đáng thương của Kiều được thể hiện dưới ngòi bút xót thương: tài năng,
sắc đẹp của Kiều nay trở thành một món hàng để người ta cân đo, đong đếm, nhân
phẩm của Kiều bị chà đạp đến tận cùng è Dự cảm đầy đau thương “chữ tài liền với chứ tai một vần”
dường như bắt đầu ứng nghiệm vào Kiều!
-
Đồng thời, phẩm
chất của Kiều cũng tỏa sáng: tấm lòng giàu đức hy sinh; tấm lòng hiếu
thảo; lòng tự trọng, nhận thức được phẩm giá của mình è Giữa bi kịch cuộc đời, phẩm giá ấy càng tỏa sáng,
đáng trân trọng.
- Tấm lòng của Nguyễn Du
cũng thể hiện rất rõ: Một trái tim xót thương vô hạn tới nàng Kiều hồng nhan bạc
phận; sự căm phẫn tột độ đến những kẻ như Mã Giám Sinh, kiếm lợi trên thân xác
và phẩm giá con người, chà đạp không thương tiếc lên con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét