Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích “Mã Giám
Sinh mua Kiều” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
GỢI Ý THÂN BÀI
I.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH
Nguyễn
Du là tác gia tiêu biểu của văn học Trung Đại Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu
thế kỉ XIX. Ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, các tác phẩm của ông thấm
đẫm giá trị nhân văn cao cả, sâu sắc, thể hiện một tài năng văn chương xuất
chúng, một trái tim tha thiết yêu thương với con người, cuộc đời. Mộng Liên Đường chủ nhân nhận xét về Nguyễn
Du: “Tố
Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu
không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời,
thì tài nào có cái bút lực ấy...”.Truyện
Kiều là tuyệt tác bất hủ của Nguyễn Du, còn có tên là “Đoạn trường tân thanh”, tác phẩm là sự kết tinh cái tâm và
cái tài của tác giả. Ở phần “Gia biến và
lưu lạc”, gia đình Kiều bị hàm oan nên Kiều phải bán mình chuộc cha, cứu gia
đinh. Đoạn trích này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
Cảm nhận về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích
II.
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MÃ GIÁM SINH
1.
Mã Giám Sinh: một kẻ xấu xa, giả dối, vô học
a.
Lai lịch bất
minh
-
Cái tên chung chung, không rõ ràng. Giám Sinh không phải là tên, đó là một từ để chỉ người
học trò học Nho giáo thời xưa. Trong một vài thời đại nhất định, đây là một chức
danh có thể mua được bằng tiền. Qua cái tên, ta không biết gì nhiều về nhân vật.
-
Quê quán mập mờ, khuất tất. Nguyễn Du đã khéo léo vạch trần sự giả dối của Mã
Giám Sinh, ông giới thiệu hắn là “viễn khách”:
“Gần miền có
một mụ nào
Đưa người viễn
khách tìm vào vấn danh”
Nhưng lại để cho hắn tự nhận:
“Hỏi quê, rằng:
“Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Có sự mâu thuẫn trong lời nói của Mã Giám Sinh và lời giới thiệu của mụ mối,
“viễn khách” mà sao “cũng gần”? Sự thật
là Mã Giám Sinh đã dối trá về quê quán của mình: Quê Lâm Tri mà lại nói thành
Lâm Thanh.
ð Ở Mã Giám Sinh, những thông tin ban đầu, cơ bản nhất về
một con người như tên tuổi, quê quán đều có dấu hiệu bất minh, dối trá. Đây
không phải là một con người đáng tin cậy.
b.
Lời nói xấc
xược
Nguyễn Du tiếp tục, một cách khéo léo, hé lộ bản chất
vô học của Mã Giám Sinh qua những câu trả lời của hắn:
“Hỏi tên, rằng:
“Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng:
“ Huyện Lâm Thanh cũng gần.”
+Nhịp thơ ngắn,
chia nhỏ nhiều lần (2/1/3, 2/1/3/2) kết
hợp với điệp cấu trúc “Hỏi… rằng…” cho người đọc hình dung được cách thức
trả lời các câu hỏi của Mã Giám Sinh, nhát ngừng, cộc lốc.
+Câu trả lời của
Mã Giám Sinh thể hiện rõ sự bất kính: Không thưa gửi, nói trống không thể
hiện sự vô văn hóa trong giao tiếp với người bề trên.
c.
Ngoại hình bảnh
bao, chải chuốt
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn
nhụi áo quần bảnh bao”
+Hai câu thơ
có sự tương phản: câu lục hoàn toàn
là từ Hán Việt; câu bát hoàn toàn là từ thuần Việt. Câu lục có sắc thái trang
trọng. Câu bát có sắc thái bình dị. Ở đây, Nguyễn Du chủ ý tô đậm sự tương phản
giữa tuổi tác của Mã Giám Sinh (trạc ngoài bốn mươi) và vẻ bên ngoài không phù
hợp với với độ tuổi ấy.
+Đấy chính là
thủ pháp nâng và hạ của trào phúng: Dùng cái trang trọng để nói về độ tuổi
(chính là nâng), để bóc trần vẻ ngoài lố lăng, không phù hợp (chính là hạ) è cái trang trọng cần có của độ tuổi càng được tô đậm,
thì cái lố bịch của ngoại hình càng hiện lên đậm nét.
+Vẻ ngoài của
Mã Giám Sinh là ngoại hình bảnh bao, trau chuốt, cố làm cho trẻ hơn độ tuổi: “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”.
Mày râu chính là một chuẩn mực thẩm mỹ của người xưa khi đánh giá một người đàn
ông. Không phải ngẫu nhiên mà người đàn ông được gọi là “đấng mày râu”, hay “tu
mi nam tử”. Ca dao: “Đàn ông không có râu bất nghì”.Theo chuẩn mực thẩm mỹ người xưa,
mày râu của người đàn ông chính là biểu tượng cho nhân, nghĩa, là dấu hiệu của
bậc đại trượng phu. Nguyễn Du tả Từ Hải, một đấng anh hùng là “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Mã Giám
Sinh đối lập hoàn toàn với tất cả chuẩn mực ấy, mày râu nhẵn nhụi (trong quan
niệm của người xưa) là dung mạo của kẻ tiểu nhân, không đàng hoàng.
d.
Hành động vô
phép
Bản chất vô lại, lố lăng của Mã Giám Sinh được thể hiện
cụ thể nhất qua hành động của hắn.
+ Đầu tiên, Nguyễn Du tả: “Trước thầy sau tớ lao xao”. Từ láy “lao xao” tạo cảm giác nhốn
nháo, mất trật tự, vô kỷ luật, hoàn toàn không phù hợp với sự trang nghiêm, lịch
sự cần có của một buổi lễ vấn danh.
+ Kế tới, Nguyễn Du để cho họ Mã “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, thể hiện đỉnh cao của sự vô phép. Phó từ
“tót” đặc tả tư thế ngồi của Mã Giám Sinh, cộc cằn, xấc xược, ngang ngược.
Nguyễn Du đã nhận xét rất xác đáng về hành động này: “sỗ sàng”. Đây là sự thiếu
lịch sự, vô phép tắc của một kẻ vô học. Ngoài ra, đó còn là thái độ hợm của,
khinh người của một kẻ cậy tiền.
NHẬN XÉT:
Bằng bút pháp tả thực, Nguyễn Du đã khéo léo từng bước
bóc trần bản chất vô lại của Mã Giám Sinh, từ thông tin cơ bản cho đến diện mạo,
lời nói, hành động. Hai chữ Giám Sinh chỉ là cái mác vô nghĩa: Đó không phải là
thái độ, hành động của người có học, càng không phải là thái độ, hành động của
một người đến làm lễ vấn danh.
2.
Mã Giám Sinh: một kẻ buôn người
Từ việc lột trần cái mác Giám Sinh, Nguyễn Du còn tiến
đến một bước cao hơn trong việc xây dựng nhân vật: làm bật lên bản chất con
buôn của Mã Giám Sinh. Mã Giám Sinh chính là hạng người đồi bại trong xã hội
xưa, sống bám vào các kĩ viện, lừa các cô gái lương thiện vào chốn thanh lâu để
chúng chuộc lợi è Bọn “buôn thịt bán người”.
a.
Tâm lý con
buôn
“Đắn đo cân sắc
cân tài
Ép cung cầm
nguyệt, thử tài quạt thơ
Mặn nồng một
vẻ một ưa,
Bằng lòng
khách mới tùy cơ dặt dìu”
-Vẻ ngoài, việc người con gái trình diễn tài nghệ của
mình cho người đến xem mắt là rất bình thường. Nhưng Nguyễn Du đã khéo léo chỉ ra cho người đọc,
đây thực chất là một cuộc buôn bán, thông qua từ chỉ hành động của con buôn: “cân”, “ép”, “thử”. Tâm lý con buôn
cũng được thể hiện rất sắc sảo: “Đắn
đo”-“bằng lòng” – tùy cơ dặt dìu” è Chọn lựa kĩ càng, suy tính lợi nhuận.
b.
Lời nói con
buôn
- Mã Giám Sinh
học đòi nói những lời lẽ rất hoa mỹ, bỏng bảy:
“Rằng: “Mua
ngọc đến Lam Kiều”
Sinh
nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Nhưng tiềm thức của một
con buôn vẫn hiện trên con chữ. Chữ “mua” và “bao nhiêu” đã tố cáo hắn
è Lời lẽ hoa mỹ thực chất
chỉ là một lời hỏi giá.
c.
Hành động con
buôn:
Và cuối cùng là việc mặc cả:
“Cò kè bớt một
thêm hai
Giờ lâu ngã
giá vâng ngoài bốn trăm”
+Từ láy “cò kè” đã cho thấy bản tình
bần tiện, chuộc lợi của Mã Giám Sinh.
+Nhịp thơ ngắn: 2/2/2 (hoặc 1/1/1/1/1/1)
tạo cảm giác thời gian kéo dài, mệt mỏi, chán chường. Cuộc ngã giá càng kéo
dài, nhân phẩm của Kiều càng bị chà đạp, giá trị của Kiều càng bị xúc phạm.
III. TỔNG KẾT
-Bằng bút pháp hiện thực với những tương
phản, nghịch lý, Nguyễn Du đã
xây dựng buổi lễ vấn danh của Mã Giám Sinh như một sấn khấu bi-hài kịch.
o
Hài vì: Mã
Giám Sinh xuất hiện như một tên hề,một kẻ vô lại dưới lớp mặt nạ người có học
thức, hành động, cử chỉ, lời nói đều nghịch ngạo, lố lăng, nực cười. Nguyễn Du
đã bóc trần không khoan nhượng bản chất xấu xa, tiểu nhân của Mã Giám Sinh, đồng
thời cho người đọc thấy được bản chất con buôn của hắn.
o
Bi vì: Lễ vấn
danh thực chất chính là một cuộc mua bán, mà món hàng ở đây chính là Thúy Kiều.
Người tới dạm hỏi thực chất là con buôn, được thế nên vô phép, lấn lướt chủ
nhà. Gia đình Vương viên ngoại, chính là người bán, phải nhún nhường, chịu thiệt.
Ở đây thể hiện giá trị nhân đạo xót thương và phẫn nộ: giá trị sắc, tài của con
người nay bị chà đạp đến tận cùng.
-Nguyễn Du đã rất sắc sảo
khi sử dụng một loạt các tương phản để khai thác mâu thuẫn trong nhân vật, nhằm
bộc lộ bản chất giả trá, xấu xa của Mã Giám Sinh: tương phản giữa “viễn khách”
– cũng gần, giữa ngoại hình – tuổi tác, giữa danh xưng tao nhã – hành động vô học,
giữa vẻ ngoài kẻ đến dạm hỏi – bản chất của kẻ buôn người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét