Thông tin liên lạc

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Nỗi sầu nhân thế trong Tràng giang

Đề 5: Phân tích đoạn thơ từ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng… Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” để cho thấy nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.

GỢI Ý THÂN BÀI

I.                   Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích
II.                Phân tích (đề cương)
III.             Nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương của tác giả
-          Bao trùm khắp “Tràng giang” là nỗi buồn thăm thẳm lan tỏa khắp không gian và thấm vào từng cảnh vật. Nỗi buồn ấy hiện lên qua tâm thế lẻ loi bé nhỏ hữu hạn của con người giữa cái mênh mông rợn ngợp vô hạn của vũ trụ. Đó là cái nỗi buồn thời đại đặc trưng của Thơ mới, làm nên quan điểm thẩm mỹ của Thơ mới: đẹp tức là buồn.
-          Nhưng nếu truy tận cùng căn nguyên của nỗi buồn, sẽ thấy đó không phải là cái buồn vu vơ, vô cớ kiểu “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, mà nỗi buồn có nguyên nhân xã hội: nỗi buồn của một thế hệ mất nước. Cho nên, các liêu vắng cô quạnh không biết đi đâu về đâu ẩn trong hình ảnh “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” thực chất chính là một nỗi sầu nhân thế. Đó là cái buồn cuộc đời của một thế hệ lạc loài ngay trên chính quê hương của mình, loay hoay bế tắc không biết đi đâu, về đâu.
-          Trong cái liêu vắng, cô quạnh ấy, khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình người là một khát vọng rất tự nhiên. Nhưng có thể thấy rằng nhân vật trữ tình không đạt được khát vọng đó khi tất cả những gì liên quan đến con người và cuộc đời đều đặt trong phép phủ định “không một chuyến đò ngang”, “không cầu gợi chút niềm thân mật”, đầy trơ trọi, hiu quạnh.
-          Để rồi từ tất cả những khát khao, và nỗi sầu ấy, nỗi nhớ quê hương hiện lên một cách tự nhiên, là tiếng gọi tha thiết trong tâm hồn thi nhân, là sự tìm tìm kiếm hơi ấm tình người.

-          Tóm lại, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương không phải là những cảm xúc tách rời nhau, mà trái lại, chúng hòa quyện, soi chiếu vào nhau. Hạt nhân của khối cảm sầu mênh mang ấy chính là tình yêu quê hương, là nỗi nhớ dành cho một quê hương đã mất, của một linh hồn lạc lõng ngay trên chính quê hương mình. Cũng chính từ nỗi nhớ quê hương ấy, tình người và tình đời hiện ra như một khát khao tìm một điểm tựa tinh thần, tìm một niềm an ủi, nhưng kết quả nhận lại vẫn là sự lẻ loi, cô độc tận cùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét