Thông tin liên lạc

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

KĨ NĂNG PHÂN TÍCH THƠ


A. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH THƠ
1.Chia bố cục bài/ đoạn thơ, nêu ý chính từng phần
2. Phân tích từng phần:
a)      Bước 1: Dẫn thơ -> Nêu ‎ ý chính đoạn dẫn
b)      Bước 2: Phân tích  nghệ thuật, nội dung của từng phần
o   Câu thơ có những biện pháp nghệ thuật gì?
o   Những biện pháp nghệ thuật đó được biểu hiện như thế nào?
o   Giá trị của từng biện pháp nghệ thuật
c)      Bước 3: Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
d)     Bước 4: Đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật của từng phần.
e)      Bước 5: Chuyển ý sang phần tiếp theo.
3. Đánh giá toàn bộ bài/đoạn thơ:
a)      Về nội dung:
o   Tình cảm chủ đạo của bài thơ và tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm.
o   Giá trị của bài thơ: nhân đạo, hiện thực...
b)     Về nghệ thuật: Tóm tắt lại những nghệ thuật chính của đoạn thơ
c)      Về tác giả:
o   Cái tâm của tác giả thể hiện như thế nào?
o   Cái tài của tác giả thể hiện như thế nào?
o   Vị trí, vai trò của tác giả trong nền văn học Việt Nam và thế giới?

B.     CÁCH VIẾT CÂU CHUYỂN ĐOẠN:
o   Tóm ‎y trước -> nêu ‎y kế tiếp. (Như vậy,A. Qua đến B thì…)
o   So sánh đối chiếu trước -> ‎ sau (nếu như A… thì B…)
C.     MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THƯỜNG GẶP.
1.      Thể thơ: Thể lục bát -> giọng thơ tha thiết, nhịp thơ uyển chuyển -> phù hợp cho tâm trạng tâm tình, cảm xúc quyến luyến, da diết… Thể đường luật (thất ngôn bát cú – đề thực luận kết hoặc 4 câu tình 4 câu cảnh, thất ngôn tứ tuyệt: từng câu, hoặc kết cấu 2/2). Thể tự do: Uyển chuyển tự do, phóng khoáng… -> mỗi cảm xúc khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau.
2.      Nhịp thơ (“Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống” -> Nhịp thơ như bẻ gãy câu thơ, đẩy hai vế về hai phía, cao vời vợi và sâu hun hút…)
3.      Vần: Vần chân, vần lưng… (Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi -> vần “ơi” của ba tiếng “ơi”, “chơi”, “vơi” tạo tiếng vang, như tiếng dội vào vách đá -> lời gọi đầy cảm xúc, chất chứa nỗi nhớ như vang vọng, dội vào các vách đá vùng Tây Bắc, dội ngược trở lại vào trái tim nhà thơ)
4.      Phối thanh : bằng, trắc
5.      Giọng thơ: Tha thiết, da diết, sâu lắng, ngậm ngùi, đanh thép, thúc giục …
6.      Biện pháp tu từ
-          ẩn dụ
-          hoán dụ
-          nhân hóa
-          so sánh
-          tương phản
-          đối ngữ (bao gồm cả tiểu đối)

-          đảo ngữ
-          nói quá
-          nói giảm nói tránh
-          chơi chữ
-          câu hỏi tu từ
-          điệp ngữ

7.      Hình ảnh thơ: (giải thích nó là gì -> nó biểu tượng cho cái gì ->Tại sao lại có hình ảnh như vậy -> tác dụng cảm xúc của nó là gì-> Ví dụ: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” –> nỗi “nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ như thế nào?-> vừa da diết vừa khắc khoải vừa lãng đãng, bâng khuâng, vừa cồn cào dữ dội, và xao xuyến trầm lắng…--> từ gợi tả bộc lộ cảm xúc mạnh)
8.      Từ ngữ gợi tả: từ láy, từ dùng đắt… ( Ví dụ: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” -> heo hút: từ gợi tả, vừa gợi độ cao, lại vừa gợi sự hoang vắng của không gian…)
9.      Kết cấu: gọi đáp, vòng lặp…
10.  Cách xưng hô: mình – ta, con – mế - nhân dân,(tiếng hát con tàu), cách đổi từ “tôi” -> “ta” trong Vội vàng.
11.   Các kiểu câu : Câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, câu cảm thán(chú ‎ ý dấu “…” hay dấu “!”, câu gọi đáp)
12.  Các biểu hiện tính nhạc, họa:  (âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối, phối cảnh…)
13.  Các biểu hiện của khoảng lặng  (dấu ba chấm, câu hỏi tu từ, hình ảnh biểu tượng…)
14.  Các kết cấu toàn bài: mạch chính luận – trữ tình ( Vội vàng, Đất nước Nguyễn Khoa Điềm), kết cấu tạo hình ( độ dài ngắn khác nhau của các khổ thơ Sóng tạo nên hình ảnh của một con sóng)
15.  […] -> các đặc điểm đặc biệt cụ thể của từng bài cụ thể. (Không viết hoa đầu câu, các kết cấu thơ tạo hình, kết thành hình bậc thang
D.  MỘT VÀI LƯU Ý (chỉ sử dụng khi đã làm tốt các kĩ năng cơ bản)
1.Liên hệ với phần trước và sau đoạn thơ được cho để làm bật lên nét đặc sắc của đoạn thơ.
2.So sánh đoạn thơ với đoạn thơ khác có nét tương đồng để làm bật lên nét đặc sắc của đoạn thơ được cho.
3.So sánh tác giả đoạn thơ với tác giả khác có nét tương đồng để làm bật lê nét đặc sắc của tác giả đoạn thơ được cho
LUYỆN TẬP
Cảm nhận của em về những bài thơ sau:

HỎI
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
– Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
– Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
– Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh)
NÓI VỚI EM
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
(Vũ Quần Phương)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét