ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
“Trước
mặt chúng tôi là một phụ nữ trung niên, gương mặt gồ ghề, quặt quẹo, mặc quần
màu đen và chiếc áo bẩn vết hẳn rõ.
Bà
đi lại cái thùng rác màu xanh to khổng lồ nằm ở quãng đường giữa chúng tôi và
bà. Bà móc trong đó ra một hộp thức ăn thừa gì đó, thêm một túi nữa. Bà lại ghế
đá. Giở ra. Bà rón rén gỡ cái bọc nylon đã vấy bẩn rác, cơi từ trong hộp đó ra
thứ gì còn ăn được, móc từ túi ra một chiếc thìa. Bà co chân lên ghế đá, nhấm
nháp món ăn không còn nhìn rõ là món gì nữa. Sau đó bà bắt đầu quy trình với
cái túi kia, với đoạn bánh mì ai đó cắn dở.
Sau
đó, bà tiếp tục đến chiếc thùng rác thứ hai, nằm gần mặt đường hơn. Lại cúi đầu
lục lọi. Nửa ly cà phê bị ai đó vứt bỏ, còn nguyên túi, nguyên ống hút. Bà cầm
nó quay lại ghế. Mở ra và nhấm nháp từng ngụm cà phê.
Khi
ấy, anh bạn tôi cầm ly cà phê của anh lên và nói: “Bữa sáng?”. Nói rồi anh và
tôi hút cà phê rột rột.
Sự
trân quý và trọng thị bất thường của người đàn bà áo bẩn đó làm tôi nghĩ về thức
ăn. Rõ ràng có nhiều thứ chúng ta không thể ăn hết – kết thúc vì quá no, đau bụng,
khó chịu… nhưng có thể có ích cho một ai đó. Tôi từng ngồi trong tiệm Circle K
và Family Mart rất nhiều buổi chiều. Khi anh văn phòng bỏ dở một tô mì đứng dậy,
lập tức có một người nghèo nào đó ập đến, và ăn hết phần đó. Ta có thể nhân
danh sự văn minh, sạch sẽ, trong lành của nơi ấy để đổ nước ngọt vào mì, hay vứt
bọc nylon vào tô cháo ăn dở. Thay vì dùng nước Coca-cola đổ vào gà rán trong tiệm
KFC, hay hút thuốc rồi dụi tàn lên đĩa cơm bỏ nửa, hay là ta có thể cứ để yên
như
Có
một lần, tôi ăn trong một sự kiện của khách sạn năm sao. Vì đi cùng bạn làm
event, tôi ở đến cùng. Khi ấy bạn tôi – nhân danh nơi bỏ tiền tổ chức sự kiện –
hỏi muốn mang về thức ăn còn dư ê hề trên bàn buffet, không ai đụng đến. Họ chỉ
cho bạn mang về một hộp. Sau đó, khi màn rèm kéo xuống, một thùng nhựa khổng lồ
được kéo lên, họ đeo găng tay, và đẩy tất cả thực phẩm sang trọng đã lấp lánh
ánh đèn xuống cái thùng ấy. Tôi đã nhìn đống thức ăn ấy trôi xuống thùng màu
đen. Giờ nó là chất thải.
Nhưng
thức ăn – trong tận cùng sự tối giản nội dung của nó – khi mình tước bỏ đi vỏ bọc,
tên nhà hàng, đẳng cấp, sự trong lành của môi trường kinh doanh… thì nó chỉ là
THỨC ĂN, nó dành cho những cái bao tử đang nhả ra axit và cần năng lượng để
sinh tồn. Giá mà nó được thực hiện chức năng của mình – là phục vụ cho sự sinh
tồn của ai đó đang cần nó lắm.
Bữa
sáng cuối cùng ở Sài Gòn đó, khi cùng anh giơ ly cà phê lên – tôi đã vui mừng
thầm nghĩ – ly cà phê của cô ấy không khác gì mình – chúng ta chỉ ăn sáng thôi
mà.
Giá
mà khi vứt một ổ bánh mì, tụi mình gói nó kỹ một xíu ha…
(Khải Đơn, Bữa sáng, trích “Sài Gòn thị
thành hoang dại”, NXB Phụ nữ, 2016)
1. Xác
định phương thức biểu đạt trong văn bản trên. (2 điểm)
2. Văn
bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (2 điểm)
3. Giải
thích ý nghĩa nhan đề “Bữa sáng” của văn bản. (2 điểm)
4. Viết
một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy tập) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai
trò của sự sẻ chia trong cuộc sống.
ĐÁP ÁN
1.
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
2.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
3.
Nhan đề “Bữa sáng” được xuất hiện hai lần
trong văn bản, ở đầu và cuối văn bản, nó mang ý nghĩa:
-
Bữa sáng nói riêng và bữa ăn nói chung là nhu cầu
cơ bản nhất và cũng bình đẳng nhất giữa người với người.
-
Do vậy, dù là một bữa ăn sang trọng ở nhà hàng
hay là bữa ăn của người đàn bà nghèo với những món ăn sót lại trong thùng rác,
thì thức ăn đều đáng được trân trọng như nhau.
-
Qua đó tác giả Khải Đơn truyền đến một thông điệp:
Hãy biết chia sẻ đồ ăn cho những người xung quanh.
4.
Học sinh có thể trình bày một số ý như sau:
-
Sự sẻ chia thắt chặt mối quan hệ giữa người với
người khiến cuộc sống trở nên thân ái hơn.
-
Sự sẻ chia có thể giúp đỡ được cho những người bất
hạnh, cơ nhỡ.
-
Khi sẻ chia ta sẽ nhận lại rất nhiều và bản thân
ta thấy mình sống có ích.
-
Khi ta biết sẻ chia thì đến lúc ta gặp khó khăn
ta cũng sẽ được người khác giúp đỡ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét