Đề
tuyển sinh chuyên PTNK năm học 2019 – 2020:
Nguyễn Văn Trung cho rằng sứ mệnh của
nhà văn “không phải chỉ giới hạn vào việc phản ánh phục vụ kịp thời sinh hoạt
tinh thần của cộng đồng. Sâu xa hơn nữa, họ duy trì tình tự dân tộc bằng cách kết
nối dĩ vãng với hiện tại trong công tác phản ánh nếp sống hàng ngày của dân tộc
qua những cộng đồng làm nên dân tộc đó (…). Cuộc đời cứ trôi đi, nếp sống của dân
tộc cứ kế tiếp nhau thay đổi, nhưng những tình tự, ý nghĩ, rung động đã được
ghi bằng những hình ảnh văn chương nghệ thuật vẫn còn mãi như một sợi dây tinh
thần nối kết các lớp người, các thế hệ, thời đại. Đứa con của dân tộc ngày nay cứ
lần theo sợi dây đó mà tìm thấy gia tộc, nguồn gốc của mình”.
(Nguyễn
Văn Trung, Lược khảo văn học, tập một, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tái
bản năm 2019, tr161)
Trình
bày suy nghĩ của anh/chị về sự “duy trì tình tự dân tộc” trong nội dung và hình
thức nghệ thuật của tác phẩm văn học Việt Nam. Phân tích một số tác phẩm đã học
và đã đọc để làm rõ nhận định trên.
GỢI Ý THÂN BÀI
I.
GIẢI THÍCH
-
“Tình
tự dân tộc”: Những rung động, cảm xúc, suy tư, triết lý của một dân tộc được
truyền từ đời này sang đời khác, từ cha ông đến con cháu thông qua phương tiện
phản ánh đó là văn học.
-
Qua
nhận định của mình, Nguyễn Văn Trung khẳng định việc “duy trì tình tự dân tộc”
trong cả nội dung và hình thức là sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ. Người nghệ
sĩ, thông qua tác phẩm của mình, trở thành người kết nối quá khứ, hiện tại, tương
lai, duy trì “sợi dây tinh thần nối kết các lớp người, các thế hệ, thời đại”.
II.
BÀN LUẬN
Nhận
định của Nguyễn Văn Trung là đúng đắn.
Tại
sao nhà văn có sứ mệnh “duy trì tình tự dân tộc” trong tác phẩm của mình?
-
Điều
này, trước hết bắt nguồn từ đặc trưng phản ánh của văn học. Văn học là tấm gương
phản ánh đời sống. Mà đời sống, không chỉ là những lát cắt đồng đại mà còn là dòng
chảy thời gian lịch đại, tiếp nối nhau qua các thời đại, qua các thế hệ, với những
truyền thống tinh thần cao đẹp của nó. Do đó, tác phẩm văn học không chỉ tồn tại
như những khách thể tinh thần độc lập, mà nó còn hòa vào dòng chảy của lịch sử văn
học, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của dân tộc ấy. Nhà văn do đó, cần
phải ý thức và nắm bắt được mạch nguồn văn hóa, văn học dân tộc khi sáng tác tác
phẩm của mình.
-
Nhà
văn cần thực hiện sứ mệnh của văn học là giúp người đọc mở mang hiểu biết, nhận
thức về thế giới và nhận thức về chính mình, từ đó trưởng thành hơn, sống tốt đẹp
hơn. Với người đọc, khi tìm về với những “tình tự dân tộc” trong tác phẩm văn học,
đó cũng là lúc họ tìm về nguồn cội, về điểm tựa tinh thần của mình, cũng là bước
vào cuộc hành trình trở về quá khứ để tìm thấy chính mình. Khi họ cảm nhận được
dòng máu nóng dân tộc chảy trong huyết quản, cảm nhận được rung cảm, triết lý ông
cha trong cuộc sống của chính mình, họ sẽ nhận ra mình không cô đơn, có được điểm
tựa vững chắc để dấn bước trong cuộc đời.
-
Việc
duy trì “tình tự dân tộc” làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn học. Nó gợi lên
trong người đọc tâm thức xứ sở, khiến họ rung động, say mê, nao lòng với những
cảnh vật, con người, phẩm tính đã ăn sâu vào máu thịt của họ. Văn học, với tính
phi vật thể của hình tượng nghệ thuật, còn giúp người đọc phá vỡ giới hạn tồn tại
trong không gian và thời gian, ngược về quá khứ để hiểu biết thực tại và tiến tới
tương lai.
-
“Tình
tự dân tộc” trong tác phẩm văn học biểu hiện ở cả phương diện nội dung và hình
thức.
o
Về nội dung: Đó là chất riêng của dân tộc trong cảnh vật,
phong tục, con người. “Tình tự dân tộc” thể hiện cách nhìn, cách cảm đặc trưng
của dân tộc ấy với thế giới xung quanh. Nó thể hiện lý tưởng của dân tộc ấy, các
quan niệm đạo đức, lối sống, triết lý về thế giới và con người mà dân tộc ấy đúc
kết được trong lịch sử hình thành và phát triển.
o
Về hình thức: Đó là những cách thức biểu đạt đặc trưng được
dân tộc ấy ưa chuộng: các thể loại văn học, các hình ảnh biểu tượng có tính chất
truyền thống, cách vận dụng độc đáo ngôn ngữ dân tộc, các hình thức diễn xướng
dân gian…
III.
CHỨNG MINH
Học sinh chọn tác phẩm văn học phù hợp để
làm bật lên “tình tự dân tộc” thể hiện trong tác phẩm ấy ở phương diện nội dung
và hình thức. Sau đó, học sinh phải quay trở lại làm rõ nhận định của Nguyễn Văn
Trung: thấy được vai trò của nhà văn trong việc duy trì “sợi dây tinh thần nối
kết các lớp người, các thế hệ, thời đại”, và thấy được người đọc đời sau,
thông qua những “tình tự dân tộc” ấy mà “tìm thấy gia tộc, nguồn gốc của mình”.
Tác phẩm minh họa: “Con cò” (Chế Lan Viên)
1.
“Tình tự dân tộc” trong nội dung
Bài thơ bắt vào mạch
nguồn đề tài tình mẫu tử, đề tài truyền thống của văn học Việt Nam từ dân gian đến
hiện đại. Trong đó, Chế Lan Viên đã rất tinh tế và sâu sắc khi thể hiện được những
cung bậc sâu sắc của tình mẹ cao cả, thiêng liêng:
-
Mẹ
yêu thương, chăm lo, bảo bọc con từ thuở nằm nôi, qua lời ru của mẹ, con vô thực
tiếp nhận mạch nguồn văn hóa dân tộc từ những số phận nổi trôi đau đớn qua hình
tượng con cò, con cảm nhận được tình yêu thương chở che vô bờ của mẹ, để “con
ngủ chẳng phân vân”.
-
Mẹ
dõi theo con trên hành trình trưởng thành, mong con nên người, có tâm hồn trong
sạch, hiểu được điều thiện, điều tốt (ước muốn con làm thi sĩ).
-
Đến
khi con lớn, mẹ vẫn mãi dõi theo con: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời
lòng mẹ vẫn theo con”.
èCó thể thấy ở bài thơ “Con cò”, tình
mẫu tử không chỉ là tình cảm riêng tư giữa mẹ và con, mà nó còn mở rộng chiều kích,
nó hòa vào dòng chảy văn hóa dân tộc từ ngàn đời qua biểu tượng con cò, nó hòa
vào sự vần xoay biến chuyển của vũ trụ (“cho cả sắc trời/đến hát/quanh nôi”). Tình
mẹ trở thành tình cảm nguyên thủy nhất, thiêng liêng nhất, trải dài theo thời
gian, mênh mông trong không gian, và thăm thẳm suốt một đời con người.
2.
“Tình tự dân tộc” trong hình thức nghệ thuật
Chế Lan Viên đã tiếp nhận mạch nguồn văn hóa
dân tộc. Bài thơ của ông đã xử lý rất khéo léo và tinh tế những chất liệu mượn
từ ca dao, dân ca:
-
Thể
thơ tự do, linh hoạt phóng khoáng, nhưng vẫn tiếp nhận trong đó cái dặt dìu êm đềm
tha thiết của khúc hát ru truyền thống.
-
Biểu
tượng con cò vừa mang những nét nghĩa truyền thống, vừa mang những nét nghĩa hiện
đại, mới mẻ.
3.
Làm rõ nhận định
-
Bài
thơ “Con cò” thể hiện “sợi dây tinh thần nối kết các lớp người, các thế hệ,
thời đại”. Dẫu cho thời đại, xã hội có thay đổi đến đâu, thì tình mẫu tử từ
ngàn xưa vẫn vậy, dẫu thế nào người mẹ vẫn hy sinh, yêu thương, và mãi dõi theo
con.
-
Từ
“tự tình dân tộc” ấy mà người đọc nhìn lại để hiểu chính mình. Bài thơ gửi đến
vô vàn những tầng thông điệp sâu sắc: Ý nghĩa của tình mẹ, vai trò của lời ru,
thời gian hữu hạn của đời người và sống sao cho ý nghĩa…
IV.
TỔNG KẾT
-
Lời
nhận định của Nguyễn Văn Trung đã đúc kết một cách xác đáng sứ mệnh “duy trì tình
tự dân tộc” của nhà văn. Tuy vậy, những “tình tự dân tộc” này không bất biến mà
chúng luôn biến đổi trong dòng thời gian, theo đó, thời gian sẽ sàng lọc, chỉ giữ
lại những gì là tinh túy nhất, bản chất nhất, sâu sắc nhất. Do đó, nền tảng văn
hóa truyền thống mà thế hệ sau nhận được mang một chiều sâu tư tưởng và tình cảm,
là một kim chỉ nam đường đời quý giá.
-
Nhưng
điều đó không có nghĩa là chúng ta tự trói buộc mình trong những giá trị quá khứ
mà không sáng tạo, không mới mẻ. Bởi đó chính là cái chết của văn chương. “Tình
tự dân tộc” là hồn cốt, là cái tinh thần, nhưng người đời sau vẫn có thể sáng tạo,
tìm kiếm nhữn đề tài mới, những cách diễn đạt mới. Các nhà Thơ mới, dẫu cho đầy
mới mẻ và phá cách, thì họ vẫn giữ được “tình tự dân tộc” ở nhiều mức độ: Xuân
Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, vẫn phảng phất tình điệu Việt
Nam trong những câu thơ rất Tây; Huy Cận tìm về giá trị cổ điển giữa nền thơ hiện
đại; Nguyễn Bính tìm về mạch nguồn văn hóa dân gian để bộc lộ cái Tôi của mình…
-
Trong
bối cảnh thế giới phẳng như hiện nay, “tình tự dân tộc” của từng nền văn học cũng
cần hòa vào dòng chảy văn học thế giới, để từ đó đúc kết ra được những giá trị
nhân loại vĩnh hằng, bất biến.
NGƯỜI GIẢI ĐỀ:
THẦY TRẦN LÊ DUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét