I.
Mở
bài (Học sinh tự làm)
II.
Thân
bài
1.
Lịch
sử
|
-Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị
lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã
ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựng bia đá có khắc tám chữ “Quyền
yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử”.
-Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích
và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước,
gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Nhà vua xem sớ cảm
động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp
phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao
rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ .Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó dân làng Long Hưng
đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn Phong (Phong là em ruột Tả quân)
tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông
Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu
vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền.
-Và từ khi Hội Thượng Công
Quý Tế được thành lập vào năm 1914, việc cúng tế được
tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần. Ngày
6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng
được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
|
2.
Kiến
trúc
|
a)
Vị
trí, tên gọi
-Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên
một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.
- Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ
này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây
là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ
ông bà Lê Văn Duyệt. Và do lệ kiêng cữ tên, không biết
từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ "lăng Ông" với hai từ "Bà
Chiểu" để chỉ khu lăng của Tả Quân.
-Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất,
chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ
thần được thờ bên ao thiên nhiên. ỞThủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu .
b)
Nhà
bia đá
- Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch,
mái lợp ngói âm
dương. Bên trong có tấm bia đá khắc văn bia chữ Hán đề
"Lê công miếu bi" (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia
ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
c)
Mộ
Tả quân và vợ
-Toàn thể khu mộ đều
được xây bằng một loại vữa hợp chất.
-Phần mộ gồm hai ngôi mộ song
táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu
tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ
theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ
để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh
mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
d)
Miếu
thờ
- Cách
khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh
miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ
cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính
điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục
nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang.
- Công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc
miếu thờ nhà Nguyễn,
với những mái "trùng thiềm điệp ốc" và kỹ
thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ mà nơi thờ cúng
này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.
|
3.
Ý
nghĩa
|
a)
Ý
nghĩa lịch sử
- Công trình gắn liền với cuộc đời của Tả
quân Lê Văn Duyệt, một người có công lớn vớ đất nước. Không chỉ có tài quân sự,
Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị. Làm Tổng trấn Gia Định Thành hai lần (lần 1: 1812-1816, lần 2: 1820-1832), ông đã thực hiện
chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở.
Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là
"Anh hài" và Giáo dưỡng ...Đồng thời ông cũng có cách ứng xử
khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục,
gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay " Đức Thượng Công"... Một
vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông.
b)
Ý
nghĩa văn hóa
- Ngày
nay, lăng Ông (Bà Chiểu) là một địa điểm thiêng liêng, gắn liền với đời sống
tâm linh của người Sài Gòn. Tết Âm Lịch hằng năm, người dân Sài Gòn lại tới
đây thăm viếng, đốt nén nhang lòng thành cầu mong gia đình yên ổn, hạnh phúc,
và xin lá xăm vận mệnh trong năm. Đây là một nét văn hóa đẹp của người dân
Sài Gòn.
|
III.
Kết
bài (Học sinh tự làm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét