Thông tin liên lạc

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

THUYẾT MINH VỀ ĐỀN BẾN DƯỢC


I.                   Mở bài (Học sinh tự làm)
II.                Thân bài
1.      Lịch sử
-Đền được khởi công vào ngày 19 tháng 5 năm 1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một vùng đất rộng 7 ha trong quần thể của khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.
-Đền khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 19 tháng 12 năm 1995 và bắt đầu đón khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm.
-Đền chọn ngày 19 tháng 12 làm ngày lễ chính thức của đền. Về phong thủy, đền nằm trên một thế đất cực đẹp của vùng Củ Chi. hiện là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam.
2.      Kiến trúc
a)      Cổng tam quan
·         Được thết kế theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề: Đền Bến Dược và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang:

Trải tấm lòng son vì đất nước
Đem dòng máu đỏ giữ quê hương
Lòng biết công ơn nhang thơm một nén

Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm
·         Cổng tam quan được thiết kế thể hiện rõ những phương thức biểu hiện của kiến trúc:
o   Góc đẹp nhất là góc vuông – có nhiều góc vuông kết hớp với những đườn uốn lượn tạo sự hài hòa.
o   Hình đẹp nhất là hình chữ nhật – các khối trang trí chữ nhật.
o   Kết cấu đẹp nhất kết câu đối xứng: Đối xứng theo chiều ngang, trục đối xứng là một trục dọc ở chính giữa công trình, các cột trụ, câu đối đều đối xứng với nhau è Đối xứng từ hình thức, đến nội dung, đến hàm ý biểu tượng (trong các câu đối)
o   Tỉ lệ đẹp nhất : 1/3. Mái chiếm 2/3, phần còn lại là 1.3.
·         Mái ngói với những đường cong uốn lượn chạm khắc tinh xảo giống với kiến trúc đền truyền thống.
·         Các họa tiết trang trí sơn son thếp vàng, phù điêu hoa sen, mây, nước và các bức phù điêu trạm khắc họa tiết hiện đại: khẩu súng thần công…

b)      Nhà văn bia
·         Là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc.
·         Tấm bia đá khắc bài thơ của Viễn Phương , đây được xem là bản hùng ca về đất và người Củ Chi vực dậy lòng tự hào dân tộc, tự hào về quá khứ hào hùng của cha anh. Bản hùng ca giáo dục thế hệ trẻ với ngôn từ giàu sức biểu cảm, hào hùng và là một trong những bài văn bia được rất nhiều du khách khi đến nơi đều ghi chép lại.
c)      Đền chính
·         Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam. Điện thờ bố trí theo hình chữ U: trung tâm là bàn thờ tổ quốc trang nghiêm được bố trí theo kiểu đình Việt Nam. Chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình. Tổ quốc ghi công. Đời đời ghi nhớ.
·         Tả, hữu là hai hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Hai bên là 2 bức tượng rùa đội hạc oai nghiêm và linh thiêng.
·         Dọc theo các bậc tường bên trái là tên liệt sĩ khối dân chính Đảng, các bậc tường bên phải là tên liệt sĩ lực lượng võ trang. Đây được xem là nơi ghi danh sách các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh vì đất nước cùng tụ hội về đây. Có tất cả 44.752 tên anh hùng liệt sĩ được tạc tại gian chính điện cùng phối thờ (Trong đó có: 43.777 liệt sĩ, 11 vị lãnh đạo Đảng CSVN, 41 vị Anh Hùng LLVT, 975 Bà mẹ VN Anh Hùng).Số Liệu tính đến thời điểm: 14/12/2012"
·         Phía bên phải chính điện có để một bộ ngũ liên trống, bên trái là một cái Đại hồng chung.
·         Mái đền, giống như cổng tam quan, là mái ngói có dáng dấp kiến trúc cổ Việt Nam với những đường cong uốn lượn.
·         Hình rồng chạm khắc sinh động: Ba tầng là ba kiểu sắc thái khác nhau, dần vận động hướng về ngọc long châu trên đỉnh. Tượng rồng uốn lượn nhịp nhàng mang dáng dấp con rồng thời lí, nhưng được khắc họa sắc nét và nhiều màu sắc, chi tiết theo quan điểm của mỹ thuật hiện đại.
·         Ý nghĩa hình tượng rồng trong kiến trúc Việt Nam:
o   Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh... Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.
o   Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài nét chung nói trên, rồng còn có ý nghĩa riêng, đó là nó chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên. Từ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng). Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.
·         Hệ thống thanh ngang cột trụ làm bằng gỗ, đối xứng, trạm trổ tinh xảo è Gần gũi với kiến trúc đền truyền thống VN như đã nêu ở trên.
·         Hệ thống cửa gỗ cũng được trạm trổ rất tinh xảo è Hoạt tiết hoa lá cây cỏ,  làm nên bộ tứ bình.
·         Hệ thống tượng rồng đá đặt trước của: Thanh long có tác dụng chế sát từ các luồng “tà khí”, “tiêu trừ tiểu nhân”, “tạo uy nghiêm”, mang lại vượng khí, mang lại tài lộc, kích thích công danh sự nghiệp. Thanh long tượng trưng cho “Thủy khí”, tức là tượng trưng cho tiền tài.
·         Hệ thống cột trụ  bên trong được trang trí bởi những họa tiết trên trống đồng è Nét sáng tạo của kiến trúc hiện đại.
d)      Các công trình khác
·                     Tháp: Thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng, cao 39m. Trên vách tháp có nhiều văn hoa, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi “đất thép thành đồng”. Đứng trên tầng cao của tháp, chúng ta có thể ngắm nhìn một phần của vùng căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử: vùng “tam giác sắc”.
·                     Hoa viên: Từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá, nay đền đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp, hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ nhân và các nơi gởi tặng. Ðặc biệt, các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở đây.
·                     Bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam do 3 giảng viên của trường Đại học Mỹ Thuật sáng tác và thi công: Nguyễn Trung TínNguyễn Đức HòaNguyễn Quang Cảnh. Bức thứ hai thể hiện nội dung "Sức tiếp sức chống xâm lăng", tác phẩm này cũng thể hiện năm nội dung: đường Hồ Chí Minh trên biển,chi viện từ hậu phương lớn, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, lớp lớp thanh niên lên đường, chi viện tại chỗ: miền núi, Tây Nguyên, đồng bằng. Chi viện từ trong lòng địch và cuối cùng là hoạt động nội thành. 
3.      Ý nghĩa
-Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên công ơn của các anh hùng dân tộc, không được quên những năm tháng lịch sử oanh liệt, hào hùng phải đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của cha anh.
-Thế hệ trẻ ngày nay không bao giờ được quên đi quá khứ, và phải nỗ lực để xây dựng nước nhà, sao cho xứng đáng với những hy sinh, mất mát của thế hệ cha anh.


III.             Kết bài (Học sinh tự làm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét