Thông tin liên lạc

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

THUYẾT MINH VỀ CÂY BÚT


I.                   Mở bài
Tình huống 1: Trong đời sống hiện đại ngày nay, với sự phát triển của công nghệ máy tính và các phần mềm soạn thảo văn bản, nhiều bạn trẻ đã không còn thói quen viết lách trên giấy như trước nữa. Tuy vậy, cây bút vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta, các bạn hãy cùng nghe lời tâm sự của bút nhé.

Tình huống 2: Những năm 2013, 2014 công nghệ 3D phát triển trên toàn cầu với sự xuất hiện của cây bút 3D, có thể “vẽ” ra những vật thể trong không gian ba chiều, thay vì những đường nét, màu sắc chìm trên giấy như trước kia. Bút máy, thành viên lớn tuổi nhất của gia đình bút muốn viết một lá thư để chào đón thành viên mới này và giới thiệu cho bút 3D về truyền thống vẻ vang của gia đình bút. Sau đây là nội dung của lá thư:
Tình huống 3: Bé Na mới vào lớp 1, việc học tập viết với em rất khó khăn, mỗi lần viết sai lại hay bị bố mẹ mắng, bạn bè chê cười nên em rất nản chí, lâu dần em chán ghét việc học, và ghét luôn cả những cây bút. Một đêm, trong giấc ngủ, cậu bút máy hiện ra và trò chuyện với Na về truyền thống của gia đình Bút, để em hiểu thêm và nỗ lực học tập. Sau đây là câu chuyện của Na và bút máy:
II.                Thân bài
1.      Nguồn gốc, lịch sử
-Bút có mặt trong đời sống con người từ rất lâu rồi. Khoảng 3000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đã tạo ra những cây bút bằng sậy để viết lên giấy papyrus. Cũng khoảng 3000 năm trước Công nguyên, người Trung Hoa cổ đã sử dụng bút lông để viết chữ, bút lông cùng với thỏi mực, nghiên mực, giấy tuyên chỉ trở thành “Văn phòng tứ bảo” (Bốn báu vật dùng để học tập).
-Những cổ vật ở Pompei, trong đó có những ngòi bút bọc đồng, cho thấy ngòi bút đã ra đời vào khoảng năm 79 sau Công nguyên.
-Bút mực được phát minh vào đầu thế kỉ XIX, những năm 1880, bút mực được sản xuất hàng loạt, dùng một chiếc ống hút bơm mực vào ruột bút hoặc nhúng bút vào bình mực.
-Những năm 1950, bút bi được phát minh bởi nhà báo Biro, cũng trong năm này, những ống mực dùng một lần được phát triển.
-1957, bút bi nhanh chóng trở thành loại bút được ưa chuộng nhất trên toàn thế giới.
-Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các loại bút liên tục được cải tiến: bút 3D có thể tạo ra những vật thể trong không gian ba chiều, bút viết mực tàng hình…
2.      Cấu tạo
Nhìn chung, bất kì loại bút nào cũng có hai phần cơ bản, phần ngòi bút (dùng để viết) và phần thân bút (để người sử dụng cầm). Ngòi bút có thể làm bằng kim loại, chì, sợi tổng hợp… Thân bút cũng có nhiều chất liệu: kim loại, nhựa, sừng, xương, thậm chí cả thủy tinh.
3.      Chủng loại
a)      Bút bi
+Bút bi (tiếng Pháp: bille), hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy.
+Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
+Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng.
b)      Bút máy
+Bút máy hay viết máy (phương ngữ miền Nam) là loại bút có một bầu chứa mực viết lỏng. Mực được dẫn tới ngòi bút qua một hệ thống dẫn bằng mao dẫn và trọng lực. Mực có thể chứa trong một hộp nhỏ bằng nhựa lắp trong bầu bút hoặc trong ruột cao su. Loại dùng ruột cao su cổ hơn, khi lấy mực phải cắm bút vào lọ mực và dùng tay bóp ruột cao su để hút mực từ lọ. Loại dùng hộp mực chỉ cần thay hộp mực khác.
c)      Bút chì
+Bút chì là một đồ dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự, vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép, được phát minh vào năm 1795 bởi Nicholas-Jacques Conte, là nhà khoa học phục vụ trong quân đội của Napoleon Boneparte.
+Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.
d)      Bút dạ quang
+Bút dạ quang là bút dùng để đánh dấu đoạn văn bản chữ bằng màu sáng nổi bật. Bút dạ quang có đủ loại màu, thông thường là màu vàng sáng. Bút dạ quang có thể viết lên nhiều chất liệu khác nhau và có thể đọc được trong môi trường thiếu ánh sáng
e)      Bút lông
+Bút lông là loại bút đầu có búp/túp lông dạng tròn, dẹt, nhọn... cán dài nhiều cỡ. Bút có cấu tạo đơn giản gồm cán bút để cầm viết; lông để hút mực và chuyển mực lên giấy. Theo thời gian cây bút lông có thay đổi về vật liệu chế tạo với mục đích làm sao chữ viết được tinh xảo hơn và lông gắn vào quản bút cho chắc chắn, khéo léo hơn. Ngoài trúc, người ta còn dùng các loại vật liệu khác như gỗ, ngà, ngọc và cả kim loại như đồng, sắt, vàng, bạc để làm quản bút.
f)       Bút 3D
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay các hình vẽ không chỉ nằm trên mặt phẳng giấy 2D, mà còn có thể trở thành vật thể trong không gian ba chiều nhờ vào công nghệ 3D, với chiếc bút này, người dùng có thể tạo ra những đồ vật hàng ngày như mô hình tháp Eiffel, chiếc ghế, chiếc bàn… Nguyên lý hoạt động của chiếc bút này đó là làm nóng vật liệu nhựa đặc biệt để người dùng tạo hình, sau khi khô thì vật liệu này sẽ rất cứng cáp và vững chãi.
4.      Cách  bảo quản
+Cần có hộp bút để tránh làm mất, thất lạc.
+Tránh làm rơi bút để không bị hỏng ngòi.
5.      Công dụng
-Công dụng chính của bút là để ghi lại những suy nghĩ của con người. Cho nên, có thể nói, bút gắn liền vớ đời sống tinh thần của chúng ta. Người ta cho rằng “nét chữ, nét người”, người bạn đầu đời của học snh chính là cây bút. Nhất là ở một nước có truyền thống hiếu học như Việt Nam, cây bút càng có vai trò quan trọng. Có những công trình kiến trúc được xây dựng dựa trên hình dáng ngọn bút như Tháp bút, đài nghiên ở Hà Nội với dòng chữ “Tả thanh thiên” (viết lên trời xanh)… è Cây bút là giả của tâm hồn, là người thư kí trung thành chuyển chở những tâm tư, tình cảm của con người.

III.             Kết bài (Học sinh tự làm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét