Đề 12 : Bài về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống
tinh thần con người, nhà văn M.Gorki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những
chân trời mới”. Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi)
trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
DÀN Ý CHI TIẾT
Thao tác
|
Nội dung
|
I.
Mở
bài
|
|
-Giới
thiệu vấn đề
-Trích dẫn đề
-Chuyển ý
|
-Sách là thầy dạy cuộc sống, là người bạn tri kỉ, là
ngọn đèn chỉ đường, sách giúp con người ta hiểu biết, rèn luyện kĩ năng, nhân
cách con người.
-Về vấn đề này, Maxim Gorki nói rằng: “Sách mở rộng
trước mắt tôi những chân trời mới”.
-Tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời nhận định trên sẽ
cho ta những bài học đường đời thú vị.
|
II.
Thân
bài
|
|
a.
Giải
thích
-Giải thích ý nghĩa của từng cụm từ quan trọng
-Giải thích ý nghĩa cả câu
|
-Sách: “Sách là một sản phẩm xã hội, là một công cụ để
tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sách chứa đựng các giá trị
văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các
hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng
ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc
khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
-“Chân trời mới”:
+Nghĩa đen: đường giới hạn giữa bầu trời và mặt đất
(hay mặt biển).
+Nghĩa bóng: những giá trị mới mẻ, tích cực mà con
người có thể chạm tới. Chân trời mới có thể là chân trời trí thức, là chân trời
cảm xúc, chân trời nhân cách.
=>Ý nghĩa cả
câu: Lời nhận định của Maxim Gorki đề cập đến tầm quan trọng của sách trong đời
sống tinh thần của con người. Sách giúp con người ta trau dồi tri thức, rèn
luyện tình cảm, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp.
|
b.
Bàn
luận + Chứng minh:
Vì sao “sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”?
|
-Sách là
phương tiện chuyên chở của kho tàng tri thức vô tận mà nhân loại sở hữu: sách
cung cấp cho con người tri thức, hiểu biết, giúp con người nhận thức và chiếm
lĩnh thế giới.
Dẫn chứng: Maxim
Gorki, tác giả câu nói, vốn không học qua trường đại học nào, nhưng lại trở
thành nhà văn vĩ đại, “cánh chim báo bão” của cách mạng Nga, chính bởi ông đã
tôi luyện bản thân qua cuộc sống, “trường đại học của những thiên tài”. Quá
trình tự học của ông đã giúp ông tích lũy vốn sống, tri thức, và quá trình ấy
không thể thành công nếu thiếu đi những cuốn sách.
-Sách là tâm huyết, trái tim, tình cảm của người viết
è
Mỗi cuốn sách hay như một người bạn tốt, giúp chúng ta giãi bày cảm xúc, tâm
tư; khơi gợi trong ta nhiều cảm xúc mới
mẻ, giúp ta đồng cảm với người khác.
Dẫn chứng: Đỗ
Phủ, nhà thơ nổi tiếng đời Đường cũng tâm niệm: “Đọc nát vạn quyển sách/ Hạ
bút như có thần”, chính bởi qua sách mỗi nhà thơ mới tích lũy được vốn sống,
mới mở rộng trái tim để đón nhận những vang vọng của cuộc đời, làm ra những vần
thơ làm lay động lòng người.
-Sách dạy cho ta những bài học cuộc sống tốt đẹp, những
bài học đạo đức, đối nhân xử thế, những tư tưởng triết học dẫn đường cho từng
thời đại è
Đọc sách giúp ta “người hơn”. “Mỗi cuốn
sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần
con người hơn.” (Maxim Gorki)
Dẫn chứng: +Chủ tịch facebook
Mark Zukerberg lập trang “A book a year” để kêu gọi mọi người đọc sách.Cựu
chiến binh Phạm Thế Cường (Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh) với niềm đam mê đọc
sách lập ra thư viện tư nhân để các em thiếu nhi đến trau dồi kiến thức. è
Niềm đam mê đọc sách thôi thúc tinh thần
vì cộng đồng của mỗi người.
|
c.
Mở
rộng
Có phải bất kì cuốn sách nào cũng có thể giúp người đọc
“mở ra những chân trời mới”?
Hiện nay văn hóa đọc sách có gì khác biệt?
Làm thế nào để đọc sách một cách hiệu quả nhất?
|
-Không phải
cuốn sách nào cũng có ích, có những cuốn sách được làm ra thiếu trách nhiệm,
thiếu chất lượng, sẽ có hại cho người đọc. Ví dụ: Từ điển Vũ Chất.
-Không phải mọi cuốn sách đều có lợi cho tất cả mọi
người, mỗi độ tuổi, mỗi trình độ khác nhau sẽ có những cuốn sách phù hợp với
mình. Nếu đọc những cuốn sách quá khó, dẫn đến hiểu sai và hành động sai,
cũng thật tai hại.
-Hiện nay, bùng nổ thông tin, văn hóa đọc không được
coi trọng như xưa, nhưng sách không bao giờ có thể chết đi, vì qua sách người
ta có thời gian để chiêm nghiệm chính bản thân mình, rút ra những bài học cho
bản thân.
-Đọc sách hiệu quả: Đọc rộng và đọc sâu, đọc nhiều
sách kết hợp với nghiền ngẫm kĩ càng, tỉ mỉ, để rút ra những bài học cho bản
thân. Kết hợp nhiều kĩ năng đọc: đọc lướt, đọc sâu, đọc quét tìm ý…
-Trong cuộc sống, đọc sách không không đủ, mà ta còn
phải sống, phải trải nghiệm cuộc sống è
Việc đọc sách giúp chúng ta có kĩ năng để sống tốt cho cuộc đời của mình, chứ
không phải một cách thoát ly cuộc sống.
|
d.
Phê
phán
|
-Phê phán
những bạn trẻ lười đọc sách.
-Phê phán những người đọc sách thiếu chọn lọc, đọc
các văn hóa phẩm không phù hợp.
|
e.
Liên
hệ bản thân
-Bài học nhận thức
-Bài học hành động
|
-Hiểu được
tầm quan trọng của sách trong cuộc sống.
-Lên kế hoạch đọc sách, tham gia các hoạt động tuyên
truyền văn hóa đọc: triển lãm sách; góp sách xây dựng thư viện cộng đồng,
phong trào Book box nơi mọi người có
thể trao đổi sách với nhau…
|
III. Kết luận
|
|
-Khẳng định
những gì đã nêu ở mở bài. Nâng cao vấn đề
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét