Báo Thanhnienonline, trong bài viết “Hãy cứ đổ lỗi cho nhau!” của tác giả Bùi An có viết như sau:“Đất nước chưa phát triển chúng ta đổ lỗi cho khách quan, cho hoàn cảnh, cho bối cảnh thế giới phức tạp. Nền giáo dục yếu kém chúng ta đổ lỗi cho người dạy, người học và sách giáo khoa. Nông sản bán không được chúng ta đổ lỗi cho … Trung Quốc. Cây đổ chúng ta đổ lỗi cho việc không chịu tỉa cành trước mưa bão và bê tông hóa vỉa hè… Hiếm khi nào thấy chúng ta nhận lỗi, nhìn ra lỗi và tìm biện pháp sửa lỗi.
GỢI Ý THÂN BÀI
Thao tác
|
Nội dung
|
Giải thích
|
+“Đổ lỗi” là hành vi
con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan,
hoặc đổ tội cho người khác è Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc
sống hằng ngày.
|
Thực trạng
|
+ Các nhà
thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn,
không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu. VD: Vụ sập cầu
Chu Va ở tỉnh Lai Châu năm 2014.
+ Thất bại trong cuộc
sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng
cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng.
+ Học sinh lười biếng,
không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo
khoa nặng nề…
|
Tác hại
|
+ Hiện tượng
đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình
cứ cứ đùn đẩy cho người khác.
+ Hiện tượng đổ lỗi
không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu
quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng.
+ Hiện tượng đổ lỗi
khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình
không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình.
+Nếu xã hội ai cũng chỉ
biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội
đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển.
|
Nguyên nhân
|
Nguyên nhân của hiện
tượng mọi người luôn đổ lỗi cho nhau:
+ Do con người hèn
nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình.
+ Do con người ích kỉ,
thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác.
+ Do lòng tham khiến
cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách
đổ vạ cho người khác…
|
Giải pháp
|
+ Mỗi cá
nhân cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi.
+ Gia đình, nhà trường
giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ
em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể,
thiết thực để sửa chữa lỗi lầm.
+ Ngoài ra, mọi người
cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm sửa sai.
|
Liên hệ bản thân
|
(Học sinh tự làm)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét