Đề bài: Giá
trị hiện thực của Truyện Kiều thông qua hai đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích
THÂN BÀI
I.
Giới
thiệu bối cảnh thời đại Nguyễn Du sống
-
Xã hội phong kiến cuối thể kỉ XVIII khủng hoảng
trầm trọng, đời sống nhân dân điêu đứng.
-
Phong trào nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh
cao là khởi nghĩa Lam Sơn.
ð
Tuy rằng bối cảnh truyện Kiều là ở Trung Quốc,
nhưng qua cốt truyện mượn của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du muốn dùng chuyện
người mà nói chuyện mình è Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc.
II.
Giá
trị hiện thực của truyện Kiều thông qua hai đoạn trích
a.
Nỗi đau khổ cùng cực của con người
-
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua kiều: Nỗi
đau nhâm phẩm con người bị chà đạp
“Nỗi
mình thêm tức nỗi nhà
Thềm
hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
Ngại
ngùng dợn gió e sương
Ngừng
hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”
-
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
+Tình cảnh cô đơn, lẻ loi:
“Trước
lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ
non xa tấm trăng gần ở chung
Bồn
bề bát ngát xa trông
Cát
vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ
bàng mây sớm đèn khuya
Nửa
tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
+Cơn sóng lòng mãnh liệt cùng dự cảm về tương lai bơ vơ, bất định:
“Buồn
trông cửa bể chiều hôm
Thuyền
ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn
trông ngọn nước mới sa
Hoa
trôi man mác biết là về đâu
Buồn
trông nội cỏ rầu rầu
Chân
mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn
trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm
tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
b.
Tố cáo những thế lực chà đạp lên nhân phẩm
con người
b.1 Những kẻ “buôn thịt bán người”,
kiếm ăn trên nỗi đau của người khác
Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của
những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống
trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh.
-Nguyễn Du đã bóc trần cái mác “giám sinh” của họ
Mã để cho thấy tính cách vô học, thô thiển của hắn:
“Gần
miền có một mụ nào
Đưa
người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi
tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi
tên, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần
Quá
niên trạc ngoại tứ tuần
Mày
rầu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước
thầy sau tớ lao xao
Nhà
băng đưa lối rước vào lầu trang
Ghế
trên ngồi tót sỗ sàng”
-Đồng thời ông cũng phẫn nộ
trước bản chất con buôn của họ Mã:
“Đắn
đo cân sắc cân tài
Ép
cung cầm nguyệt thử tài quạt thơ
Mặn
nồng một vẻ một ưa,
Bằng
lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng:
Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính
nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
“Cò
kè bớt một thêm hai”
b.2 Thế lực đồng tiền tác oai tác
quái
Qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, Nguyễn Du đã gián tiếp đề cập đến
thế lực đồng tiền tác oai tác quái trong xã hội:
+Nguyên nhân gia đình Kiều gặp nạn: Bị thằng bán tơ đổ oan, quan sai “làm cho khốc hại chẳng qua
vì tiền”.
+Cái giá đưa ra để Kiều chuộc cha: “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”
+Trong đoạn trích, Mã Giám Sinh lấn lướt gia đình Kiều, vì ỷ thế có quyền.
Gia đình Kiều nhẫn nhịn, chịu đựng, vì cần tiền è Mã Giám Sinh là kẻ bán
linh hồn cho đồng tiền; gia đình Kiều chính là nạn nhân của đồng tiền è
Đồng tiền làm tha hóa nhân cách con người, đẩy con người vào chỗ bất hạnh è
“đồng tiền lăn tròn trong mọi đáy lương
tâm” (Balzac)
III.
Đánh
giá
VỀ NỘI DUNG:
-
Hai đoạn trích đã thể hiện chân thực và sâu sắc
nỗi đau của con người, bị chà đạp đến tận cùng, bị chia cách khỏi gia đình è
Con người như những hạt bụi nhỏ nhoi, đau khổ giữa dòng xoáy của số phận.
-
Hai đoạn trích cũng đã gián tiếp và trực tiếp tố
cáo những thế lực chà đạp lên con người, đó là thế lực nhà chứa (mà đại diện là
Mã Giám Sinh), và thế lực đồng tiền tác oai tác quái.
-
Qua hiện thực đau xót và tàn nhẫn ấy, người đọc
thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: thấm đẫm yêu thương, nhập
thân vào nhân vật để thấu cảm nỗi đau nhân vật, tác phẩm viết ra như có “máu chảy
trên đầu ngọn bút”.
VỀ NGHỆ THUẬT
-
Nghệ thuật xây dựng nhân vật (qua lời thoại, qua
ngoại hình, qua tính cách) đặc sắc, điêu luyện.
-
Nghệ thuật miêu tả tài tình: bút pháp tả mây tô
trăng, phục bút, điểm nhãn, thủ pháp ước lệ…
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, làm thăng hoa ngôn ngữ dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét