Thông tin liên lạc

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

"Vang bóng một thời": một văn phẩm gần đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ

Đề 6: 
“Vang bóng một thời” được xem là “một văn phẩm gần đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ”(Vũ Ngọc Phan). Phân tích nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để làm rõ sự “hoàn thiện, hoàn mỹ” trong sáng tác của Nguyễn Tuân.






GỢI Ý THÂN BÀI


Giải thích
Nhận định của Vũ Ngọc Phan đề cập đến cái đẹp trong tập “Vang bóng một thời” nói chung và truyện ngắn “Chữ người tử tù” nói riêng. Đó là cái đẹp trong lý tưởng của Nguyễn Tuân: cái đẹp đập mạnh vào giác quan, đạt đến trình độ “hoàn thiện, hoàn mỹ”, thể hiện qua cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Phân tích nhân vật Huấn Cao
++ Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
++ Khí phách ngang tàng, bất khuất
++ Thiên lương cao cả
++  Tài năng, khí phách, thiên lương hội tụ và tỏa sáng trong cảnh cho chữ
Làm rõ nhận định kết hợp trong phần Tổng kết
++ Sự hoàn thiện, hoàn mỹ trong nội dung
- Ở Huấn Cao là một tài năng hoàn thiện, hoàn mỹ: văn, võ toàn tài.
- Tài năng siêu việt kết hợp với thiên lương cao cả làm nên một nhân cách hoàn thiện, hoàn mỹ: ông không chỉ có tài mà còn ý thức trong việc sử dụng tài, không chỉ bất khuất mà còn dễ mềm lòng trước người tri kỉ.
++ Sự hoàn thiện, hoàn mỹ trong hình thức nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo “xưa nay chưa từng có”.
- Chi tiết đắt giá, giàu sức gợi
- Ngôn ngữ kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, phục dựng lại một cách hoàn hảo không khí của một thời vang bóng.
- Nhà văn đã khéo léo đặt Huấn Cao trong cái nhìn của các nhân vật khác để làm bật lên các vẻ đẹp của ông một cách thuyết phục nhất.
è Sự hoàn thiện, hoàn mỹ đã trở thành một nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân, không chỉ ở tác phẩm “Chữ người tử tù” mà còn trong nhiều tác phẩm khác của ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét