Thông tin liên lạc

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

BÀN VỀ QUAN NIỆM SỐNG CỦA ĐẾ THÍCH VÀ TRƯƠNG BA


 
Đề bài: Trong đoạn trích  Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật Đế Thích quan niệm “Được sống là hạnh phúc”, nhưng hồn  Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó, và đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết.







GỢI Ý THÂN BÀI
Thao tác nghị luận
Nội dung
Cách thức lập luận
Giải thích
-“Hạnh phúc”: Cảm giác mãn nguyện, thanh thản, hài lòng với cuộc sống.
-Quan điểm của Đế Thích: “Được sống là hạnh phúc” - ở đây Đế Thích nhắc đến chữ “sống” với ý nghĩa “tồn tại”, theo đó, thực thể sống là thực thể không chết, là một cơ thể sinh học lành lặn, khỏe mạnh.
-Quan điểm của Trương Ba: Trương Ba không chấp nhận quan niệm về sự sống giản đơn như vậy, với ông, sự sống không đồng nhất với tồn tại. Sống không chỉ đơn thuần là ăn, là thở, là nhịp tim còn đập, mà ông đòi hỏi phải sống như một con người đích thực, sống có ý nghĩa, vì thế mà ông phản bác lí lẽ của Đế Thích: “Ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông không cần biết”

ð Cuộc tranh luận của Trương Ba và Đế Thích là cuộc tranh luận mang ý nghĩa nhân loại, về vấn đề muôn thuở của đời sống con người: Sống hay tồn tại, liệu rằng chỉ cần được sống đã là hạnh phúc, hay hạnh phúc đích thực nằm ở chỗ sống tốt, sống đẹp, sống có mục đích?
-Giải thích những từ ngữ quan trọng.
-Diễn giải, cụ thể hóa ý nghĩa quan trọng của truyện.
-Rút ra ý nghĩa của truyện.
-Để lập luận được hấp dẫn sắc bén hơn, có thể đánh giá sơ bộ về tầm quan trọng của vấn đề với nhân loại, với xã hội.
Bàn luận – chứng minh


Luận điểm 1
Thật ra, nhận xét của Đế Thích, cũng có một phần đúng: “Được sống đã là một hạnh phúc”.
Tại sao ư?

-Nếu không tin bạn có thể nhìn những người đang trong cơn thập tử nhất sinh. Ngày ngày bị bệnh tật giày vò, phải chống chọi với nỗi đau của bệnh tật, phải giằng co với thần chết, khi mà cuộc đời mình chỉ còn đếm trên từng khoảnh khắc, người ta mới thấy cuộc sống này sao mà đáng quý, và người ta khao khát được sống, tha thiết muốn gắn bó với cuộc đời này. Đối với họ, chỉ cần được sống thôi, đã là một hạnh phúc lớn lao.

>Nhà thơ Hàn Mặc Tử trong những năm tháng tăm tối của cuộc đời mình nơi trại phong Tuy Hòa, chứng kiến cả tâm hồn và thân xác mình tan rã, đã trải qua nỗi đau đớn đến tận cùng và đã thấm thía niềm khao khát cuộc sống đến tận cùng. Do vậy thơ ông mang một nỗi niềm đau thương khôn xiết, nhưng vẫn một lòng hướng về cuộc đời, hướng về con người với một tấm lòng tha thiết yêu thương. Với nhà thơ ấy, người nghệ sĩ tài hoa có số phận đau thương vào bậc nhất văn đàn Việt Nam, chẳng phải chỉ cần được sống thôi đã là hạnh phúc?
- Nêu dẫn chứng không sa vào kể lể, nhưng cũng cần lựa chọn những chi tiết cụ thể, tiêu biểu, nhiều giá trị để làm minh họa cho bài viết. Bình luận dẫn chứng cũng như bình luận thơ, cần có lập luận sắc sảo, đưa ra những nhận định, những phát hiện về những tính chất vấn đề.
- Sau khi bình luận xong cần quay lại luận điểm, bám đề để làm rõ luận điểm.
- Cần tỉnh táo khi bắt đầu chọn dẫn chứng. Đặt câu hỏi: Chọn dẫn chứng nào? Chọn khía cạnh nào của dẫn chứng? Bình dẫn chứng thế nào CHO HAY (Sử dụng hình thức nào, câu văn ra sao, có so sánh với hình ảnh cụ thể nào không, có bộc lộ cảm xúc cá nhân vào không…), từ lời bình quay lại bám đề như thế nào?


+Được sống là hạnh phúc, vì cuộc sống cho ta được gần gũi với gia đình, cho ta còn được ở bên những người mình yêu thương. Ta lớn lên trong vòng tay của cha, trong tình yêu thương của mẹ. Mỗi ngày có cha trở đi học, bệnh tật có bàn tay mẹ lo lắng chăm sóc. Sáng sáng, ta thức dậy trong tổ ấm của mình, cảm thấy thật bình yên, tối tối ta chìm vào giấc ngủ trên chiếc giường thân thuộc, cảm thấy mình được bảo vệ. Đó là những niềm hạnh phúc tuy bình dị, gần gũi mà thiêng liêng, cao quý, là món quà mà cuộc sống ban tặng cho mỗi người chúng ta.

+Được sống là hạnh phúc, vì cuộc sống cho ta được làm những điều mình thích, có cơ hội được thực hiện ước mơ, hoài bão của đời mình. Anh thích làm ca sĩ, tôi muốn làm nhà thơ, người bạn của chúng ta lại mơ ước làm người thầy đứng trên bục giảng… nếu không được sống, thì tương lai chúng ta mãi còn bỏ ngỏ, ước mơ của chúng ta sẽ như những con diều không bao giờ có thể cất cánh, chẳng phải đó là điều bất hạnh hay sao?

+Được sống là hạnh phúc, còn vì cuộc sống luôn cho chúng ta cơ hội để hoàn thiện mình, luôn cho chúng ta cơ hội để sửa chữa những sai lầm, để bù đắp những gì gì mình còn thiểu sót…
-Có thể xoáy sâu vào làm rõ luận điểm bằng cách liệt kê ra những biểu hiện ấn tượng, đậm nét nhất của luận điểm đó.
-Có thể sử dụng một kiểu cấu trúc lặp đi lặp lại có giới hạn và tăng tiến như cấu trúc “được sống là hạnh phúc, vì…” è Cấu trúc này sẽ làm cho đoạn văn ấn tượng, có nhịp điệu và xoáy sâu vào tâm trí người đọc.
- Sử dụng cách viết so sánh hình tượng để làm cho câu văn thêm sinh động.
Luận điểm 2
Tuy vậy, cũng như quan niệm của Trương Ba, con người không thể đơn giản chỉ là sống, chỉ là tồn tại, mà phải sống làm sao có ý nghĩa, sống cho ra con người, hướng đến những giá trị chân-thiện-mỹ.
Tại sao vậy?
Gorki đã từng nói: “Con người! Hai tiếng ấy thật kì diệu, nó vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” – Tự hào như vậy, kiêu hãnh như vậy, là bởi vì con người trong nghĩa viết hoa của nó, luôn khao khát hướng về ánh sáng, luôn khao khát những giá trị chân – thiện –mỹ.

Hình tượng con nhân sư của Ai Cập, với đầu người nhô cao lên khỏi mình sư tử, cũng là một biểu tượng cho sự đấu tranh không ngừng giữa phần con và phần người, giữa phần nhân tính và phần bản năng, để thoát khỏi những cái tầm thường, dung tục hằng ngày, để vươn tới ánh sáng của một nhân cách cao cả.

ð Khao khát hướng đến cái tốt, cái đẹp, khao khát hoàn thiện bản thân chính là khao khát bản năng của nhân loại, nhờ có nó mà con người trở nên khác biệt so với giới động vật.
ð Khao khát đó tất yếu dẫn đến con người không bao giờ hài lòng với việc chỉ đơn thuần là tồn tại, mà nó luôn đòi hỏi phải được sống đúng nghĩa, sống có ích, sống như một con người.
-Trích dẫn câu nói của danh nhân sẽ làm cho bài thêm giá trị.
- Kèm theo đó có thể sử dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.
-Chốt ý và quay trở lại bám vào luận điểm.
-Sử dụng hai lần phủ định để khẳng định sẽ giúp câu văn có sức nặng hơn: “Không thể không…”, “không thể khước từ…”, “Không bao giờ bằng lòng với…”
Biểu hiện của lối sống ấy như thế nào?
-Sống để yêu thương, chia sẻ.

+Tỉ phú Bill Gates, người giàu nhất thế giới đã dành 40 tỉ USD trong khối tài sản của mình để làm từ thiện. Trong chuyến thăm Châu Phi trước đây, những mảnh đời bất hạnh, nghèo đói của lục địa đen đã khiến vợ chồng Bill Gates không thể yên lòng, họ đã xây dựng quỹ từ thiện của riêng mình để giúp đỡ những mảnh đời đó. Biết bao sinh mạng được cứu sống, biết bao nụ cười được thắp sáng trở lại. Bill Gates hạnh phúc, có lẽ không phải vì ông là người giàu nhất thế giới, mà có lẽ bởi vì trước hết, ông là một người đàn ông có trái tim nhân hậu, biết sống vì người khác.

-Sống có lý tưởng, sống để cống hiến:

+Những phi hành gia ngoài vũ trụ, những chiến sĩ biên phòng nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, những vị lương y thời cổ dùng chính bản thân mình để thử thuốc… è Có thể công việc của họ khiến họ cận kề với cái chết, nhưng đó lại là lúc họ sống ý nghĩa nhất, đó là khi họ được sống trọn cho lý tưởng, được sống cống hiến, sống có ích.

-Sống là tự lập, không phải dựa dẫm, ăn bám vào người khác.

-Những nhận xét có tính chất nghịch lý, đối lập, mà vẫn có lý, sẽ làm cho bài thêm ấn tượng.
TỔNG KẾT: Như vậy ta thấy rằng, cuộc sống, bản thân nó đã là hạnh phúc, là món quà mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Nhưng chỉ sống thôi chưa đủ, mà cần phải sống có ý nghĩa, sống là chính mình, sống tự lập, không ăn bám vào người khác.
Phê phán
-         Những kẻ coi thường sự sống, sẵn sàng vứt bỏ sự sống của bản thân và coi thường mạng sống của người khác.
-         Những kẻ sống cuộc đời thừa, vô nghĩa, vô cảm, thờ ơ.


Liên hệ bản thân
-         Nhận thức
-         Hành động



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét