Thông tin liên lạc

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

[INFOGRAPHIC] VŨ NHƯ TÔ - NHÂN VẬT BI KỊCH



Nhân vật bi kịch phải trả giá bằng sự hủy diệt của mộng lớn và bằng chính tính mạng của mình. Điều bi thương nhất của Vũ Như Tô là sự lạc lõng của ông giữa những kẻ nông nổi và tàn ác, là sự cô đơn đến đáng thương trước lòng hận thù của nhân dân. Chỉ đến khi kinh thành phát hỏa, Cửu Trùng Đài bị đập phá và biến thành một đài lửa rừng rực trong kinh Thăng Long đầy biến động, tận mắt chứng kiến “ánh lửa sáng rực, có cả tàn than, bụi khói bay vào”, Vũ Như Tô mới vỡ mộng, bừng tỉnh, xiết bao đau đớn, rú lên kinh hoàng tuyệt vọng: “Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Trước sự thật tàn khốc ấy, nỗi đau vỡ mộng trong Vũ Như Tô hóa thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài được tác giả đặt nối tiếp nhau, dồn dập vang lên, nỗi đau mất mát như hòa vào làm một, thành nỗi đau bi tráng tận cùng. Đây chính là âm hưởng chủ đạo trong đoạn kết của tác phẩm và cũng là thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của vở kịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét