Hình
ảnh bát cháo hành là một hình ảnh đặc sắc, giàu ý nghĩa tượng trưng:
Đó
là kết tinh cho tình yêu thương bình dị
mà cao cả của Thị Nở, một vẻ đẹp hiếm có được tìm ấy nơi người phụ nữ “ma
chê quỷ hờn” bị cả làng Vũ Đại xa lánh.
Nó vừa
thể hiện thông điệp nhân văn: Chỉ
lòng tốt và tình thương mới cứu rỗi được linh hồn con người, đồng thời vừa chỉ ra một sự thực đau xót: ngay cả một
lòng tốt bình dị nhất mà gần 40 năm cuộc đời Chí Phèo mới lần đầu tiên có được.
Đó cũng là thông điệp trở đi trở lại đầy ám ảnh trong các tác phẩm của
Remarque: “Cái mà nhân loại thiếu, đó là một lòng tốt bình thường”.
Bát
cháo hành thể hiện niềm tin của Nam Cao
vào nhân tính không thể bị hủy diệt của con người, và chính bát cháo hành
là phép màu làm nên cuộc lột xác đầy đau đớn và vật vã của Chí Phèo từ con quỷ
dữ làng Vũ Đại trở về anh Chí lương thiện, từ loài thú sống kiếp mù tối trở về
kiếp sống con người, khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc và mong muốn sống
lương thiện.
THẦY
TRẦN LÊ DUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét