Đề bài:
“Khi tình cảm xuất hiện như là những
giá trị, những cái có ích thì nảy sinh sự đòi hỏi được ý thức, giữ gìn và truyền
đạt. Biểu hiện tình cảm đã được ý thức là một đặc trưng của nghệ thuật”
(Phương Lựu, Lí luận văn học, NXB Giáo dục)
Bằng
hiểu biết về tác phẩm “Tự tình” (Hồ Xuân Hương), anh (chị) hãy bình luận ý kiến
trên.
GỢI Ý THÂN BÀI
I.
YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
Đây
là dạng bài nghị luận văn học về vấn đề lí luận văn học. Học sinh cần nắm vững
kĩ năng xác định vấn đề nghị luận. Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm
sáng tỏ vấn đề. Học sinh cần biết phân
tích để làm sáng, rõ hệ thống luận điểm, tránh phân tích tràn lan, thiếu định
hướng.
II.
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
1. Giải thích: Nhận định bàn về
đặc trưng của văn học. Tác phẩm văn học phải là tiếng nói của tình cảm. Nhưng
tình cảm trong văn học phải là tình cảm đã được ý thức, tức là tình cảm được gạn
lọc qua lăng kính của lý tưởng, tình cảm cao đẹp hướng con người tới điều cao đẹp,
là tình cảm đã được dẫn đường bởi những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ.
2. Bàn luận:
-
Đối tượng phản ánh của văn học là con người. Tác phẩm
văn học không chỉ cho thấy hiện thực cuộc sống, mà còn bộc lộ thế giới tinh thần
của con người, trong đó có những cung bậc cảm xúc phong phú, đa dạng.
-
Cảm xúc trong văn chương là cảm xúc mạnh liệt bắt
nguồn từ hiện thực cuộc sống. Đó là những rung cảm có được từ việc người nghệ
sĩ sống sâu sắc và dấn thân vào hiện thực cuộc sống. Đó là cảm xúc của một cá
nhân nhưng đồng thời cũng có sức lan tỏa lớn lao, mạnh mẽ, để người đọc cảm nhận
được sự đồng cảm.
-
Tuy vậy, cảm xúc trong văn học không phải là những cảm
xúc vụn vặt, nhỏ nhặt, tầm thường, mà đó là những cảm xúc đã được siêu thăng dưới
lý tưởng của thời đại, là cảm xúc dẫn dắt bởi tư tưởng. Bởi văn học không phải
là sự sao chép vô hồn những điều tủn mủn, vụn vặt của đời sống, mà mỗi tác phẩm
văn học phải là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống, hướng con người đến những
giá trị chân – thiện – mỹ.
-
Những cung bậc cảm xúc làm nên sức hấp dẫn của tác
phẩm văn học, giúp tác phẩm chạm được vào trái tim bạn đọc, đồng thời cũng mở
ra một cánh cửa để những tư tưởng, thông điệp của tác phẩm đến được với bạn đọc
một cách tự nhiên, nhuần nhị.
3.
Chứng minh:
Học sinh cần biết
phân tích để làm rõ luận điểm lí luận văn học. Có thể triển khai một số ý như
sau:
-
Cảm xúc trong bài thơ “Tự tình” là cảm xúc mạnh liệt:
Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, nhưng đau đớn, bế tắc cho bi kịch tình
duyên, bi kịch số phận.
-
Đó là những cảm xúc cá nhân, đời thường, nhưng đồng
thời cũng khái quát, lan tỏa. Bởi cảm xúc ấy có được chính là từ những nhận thức
sâu sắc của Hồ Xuân Hương về giá trị bản thân, về quyền được sống, được hạnh
phúc của người phụ nữ.
-
Những cảm xúc ấy gợi ra biết bao thông điệp sâu sắc
về giá trị con người, về quyền được hưởng hạnh phúc, về việc phá vỡ những giới
hạn để vươn đến sự tự do. Do vậy ở bài thơ này, tiếng thơ mang sắc màu bi
thương nhưng không bi lụy.
4.
Tổng kết
-
Khẳng định lại vấn đề.
-
Để tác phẩm nghệ thuật đến được với người đọc, cần
có những hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn.
THẦY TRẦN LÊ DUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét