I. Mở
bài
Tình huống 1: Nhập vai hai con rồng
trên nóc Bến Nhà Rồng, giới thiệu cho mọi người về đặc điểm của công trình kiến
trúc gắn liền với những mộc lịch sử quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.
Tình huống 2: Trong vai một người hướng
dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tới các vị khách nước ngoài những điểm đặc sắc
của Bến Nhà Rồng.
Tình huống 3: Em có cơ hội được đi trên
cỗ máy du hành thời gian để tham quan, ghi lại quá trình xây dựng, phát triển của
những kiến trúc đặc sắc tại thành phố Hồ Chí Minh thân yêu, một trong số đó
chính là Bến Nhà Rồng, công trình kiến trúc gắn liền với những mốc lịch sử quan
trọng của thành phố.
Tình huống 4: Nhà trường phát động
phong trào “Chiếc hộp thời gian”. Mỗi học sinh sẽ ghi lại những suy nghĩ của
mình ở hiện tại và cất trong một chiếc hộp, chiếc hộp này sẽ được bảo quản thật
kĩ để thế hệ tương lai có thể mở ra xem và đón nhận “thông điệp từ quá khứ”.
Hãy viết một lá thư ghi lại những ấn tượng của em về Bến Nhà Rồng, từ đó rút ra
bài học lịch sử em muốn gửi gắm đến thế hệ tương lai.
II. Thân bài
II. Thân bài
1.
Lịch
sử
|
-Bến Nhà Rồng, hay Bảo tàng
Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1862, và hơn 2 năm sau
đó, năm 1864, ngôi nhà Rồng này được hoàn thành, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4.
-Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh
niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên
là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm
phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu sau
này là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.
-Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng
đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí
Minh.
|
2.
Kiến
trúc
|
a)
Tên
gọi:
-Trụ sở công ty được giới bình
dân gọi là Nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có
gắn đôi rồng lớn
bằng đất nung tráng men xanh trên
nóc nhà, một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long
với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới
quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp. Người lớn tuổi gọi
tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp
Domergue đứng ra sáng lập.
b)
Nhà
chính:
-Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa
thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình "Đầu ngựa và chiếc mỏ
neo".
-Phù hiệu "Đầu ngựa"
hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa
kéo xe, còn "Mỏ neo" tượng trưng cho tàu thuyền.
c)
Cột
cờ Thủ Ngữ
- Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ
Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ
treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
- Ngày 23 tháng 09 năm 1945, một tiểu
đội tự vệ của ta với trang bị vũ khí thô sơ đã chiến đấu với một đại đội quân
Anh được trang bị đầy đủ. Tiểu đội đã anh dũng hy sinh ngay dưới chân cột cờ
Thủ Ngữ. Cảm khái trước những người anh hùng, viên chỉ huy quân Anh đã ra lệnh
cho đại đội bồng súng chào những chiến sĩ bên kia chiến tuyến trước khi treo
cờ Anh lên.
d)
Các
bến tàu
-Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến
cho tàu cập vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét
(phía tàu cập vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của mỗi bến vào
phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến
rồi xây thêm bến thứ ba.
-Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng
cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành
bến mới, chỉ một bến nhưng dài tới 430 mét.
|
3.
Ý
nghĩa
|
a)
Giá
trị lịch sử:
-Suốt những năm kháng chiến chống
Pháp, chống Mĩ nơi đây được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm tổ chức
những cuộc mít-ting, biểu tình, bãi công… để phản đối chính quyền thực
dân và bọn tay sai…
-Xúc động nhất là sự
kiện vào ngày 13/5/1975 con tàu Sông Hồng cập bến chính thức nối con
đướng biển thông thương giữa 2 miền Nam-Bắc. Bến Nhà Rồng đã lưu truyền biết
bao tư liệu hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp
cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu.
-Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản
bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện
vật…(có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày về quê hương, gia đình, sự
nghiệp cách mạng đất nước). Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người
khi nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người. Ta vừa kính phục vừa xúc động
làm sao khi đứng trước đôi dép cao su mòn vẹt-đôi dép Bác đã đi khắp năm
châu.
b)
Giá
trị văn hóa:
- Bến Nhà Rồng, bảo
tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày
kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh.
-Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con
cháu vễn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng
tôn vinh và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc. Ai cũng thầm
nhủ: “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi. Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”…
để xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
|
III. KẾT BÀI (Học sinh tự làm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét