Thông tin liên lạc

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI




     I. Mở bài  (Học sinh tự làm)
II.                Thân bài
1.      Cấu tạo
-Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
  - Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
-Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. Ao được may bằng vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. Thân áo may sát vào dáng người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
 -Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.
- Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
 -Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
 -Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
 -Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...
2.      Lịch sử, phân loại
a)      Áo ngũ thân (thế kỉ XVII)
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội:  Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép..." (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên)
Đặc điểm:
+ Áo dài từ cổ buông xuống dưới đầu gối chừng 20 cm.
+Áo có hai vạt trước và sau. Vạt trước có hai tà tách riêng nhau theo chiều dài.
 +Vạt phía sau cũng chia làm hai nhưng khâu vào với nhau hình thành một đường dài gọi là sống áo.
+Vì ở thời này, khổ vải chỉ có chừng 35–40 cm nên phải can tà lại với nhau để thành một vạt áo
b)      Áo tứ thân (Thế kỉ XVIII)
Đặc điểm:
+Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài.
+Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. 
+Phụ nữ thành thị mặc để phân biệt với phụ nữ tầng lớp lao động nghèo.
c)      Áo dài Lemur (1930)
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội: Thời kì Pháp thuộc, văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam.
Nguồn gốc: Do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939.
Đặc điểm:
+Khác với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đinh nơ…
+Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc.
+ Đến năm 1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên.
d)      Áo dài bà Nhu (1950)
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội: Thời chính quyền Mỹ - Diệm, văn hóa đại chúng Mỹ du nhập và ảnh hưởng đến các đô thị miền Nam.
Nguồn gốc: Do bà Trần Lệ Xuân thiết kế.
Đặc điểm:
+Áo hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét.
+Ngày nay, áo dài cổ thuyền rất được ưa chuộng vì sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nó.
e)      Áo dài Sài Gòn (1960)
Nguồn gốc: Nhà may Dung, Dakao Sài Gòn sáng tạo.
Đặc điểm:
+May áo dài cách ráp tay raglan
è giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông.
èkhiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm m
f)       Áo dài Hippy (1960)
Đặc điểm:
+Ve cổ chiếc áo dài cũng hẹp lại, những đường pence nơi eo được bỏ đi cho hợp với vẻ đẹp ngực phẳng của cô người mẫu Twiggy hay Edie Sedgwick hồi cuối 1960..
+Có thể mặc với quần tây, đeo kính mát.
g)      Áo dài cách tân (ngày nay)
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội: Thời kì kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, dẫn đến sự giao lưu, học hỏi, cách tân truyền thống.
Đặc điểm:
+Đa dạng về chất liệu:  ren, voan, vải họa tiết in
+Cách điệu về tay áo, quần để trẻ trung, hiện đại hơn (tay áo phồng, quần ống côn).
+Họa tiết hiện đại: tranh thiếu nhi, biển báo giao thông, họa tiết caligraphic…
3.      Cách  bảo quản
-Không nên gấp áo dài, tránh để nhăn.
-Với các chất liệu như tơ tằm, satin… nên giặt khô để giữ gìn độ bóng của chất vải.
-Khi là / ủi, bạn nên thực hiện khi áo dài còn ẩm hoặc bạn nên sử dụng bàn là hơi nước và là ở mặt trái của áo dài, là ở mức nhiệt độ thấp (có biểu tượng lụa trên bàn là ). Tuy nhiên nếu trong trường hợp áo dài đã khô, bạn có thể đặt một chiếc khăn hoặc mảnh vải trắng được làm ẩm lên trên áo dài trước khi là / ủi.
4.      Công dụng, ý nghĩa
-Trang phục chúng ta mặc hằng ngày: nữ tiếp viên hàng không, trang phục của cô giáo, nữ sinh, ngoài ra mọi người có thể mặc áo dài trong các dịp lễ trang trọng như cưới hỏi, lễ mừng thọ…
-Thể hiện văn hóa Việt Nam, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến thế giới (những họa tiết danh lam, thắng cảnh, hình ảnh đặc trưng của đất nước và con người Việt).
-Đặc biệt, với những bộ sưu tập áo dài hiện đại, các nhà thiết kế còn truyền tải những thông điệp về xã hội (Ví dụ: Bộ sưu tập áo dài với họa tiết là biển báo giao thông, các biểu tượng trên facebook…).

III.             Kết bài (học sinh tự làm).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét