Thông tin liên lạc

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Đề bài: Văn Thạch Lam hiếm khi thừa lời, thừa chữ...

Đề 2:
Vì sao nói “Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách, nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển, tinh tế” (Vũ Ngọc Phan)? Hãy phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tối để làm rõ nhận định trên.








GỢI Ý THÂN BÀI


Thao tác
Nội dung
Giải thích
Lời nhận định của Vũ Ngọc Phan đề cập đến đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam: đó là những truyện ngắn trữ tình giàu chất thơ, với ngôn từ tinh tế, chắt lọc, giàu hình ảnh, nhạc điệu, lột tả được những biến thái tinh vi trong cảnh vật và trong lòng người; thể hiện tâm hồn nhaỵ cảm và tình yêu mến chân thành của ông với con người, với cuộc sống.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tối
- Chiều tàn
-Chợ tàn
- Những kiếp người tàn
- Tâm trạng của Liên
- Nghệ thuật xây dựng bức tranh phố huyện lúc chiều tối
Bàn luận nhận định
- Qua bức tranh phố huyện lúc chiều tối, ta thấy nhận định của Vũ Ngọc Phan là đúng đắn.
++  Bức tranh phố huyện được dựng nên bởi những câu văn tinh tế, không “thừa lời”, “thừa chữ”, “không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách”: Chỉ với phép điệp “Chiều, chiều rồi.” nhà văn không chỉ thông báo mà còn giúp người đọc cảm nhận được những bước chuyển của thời gian cũng như những diễn biến tinh tế trong tâm hồn Liên.
++ Văn Thạch Lam “giàu hình ảnh”, thấm đẫm chất hội họa, bức tranh buổi chiều hiện lên qua đường nét, màu sắc, hình khối và sự phản chiếu của ánh sáng qua các sự vật.
++ Văn Thạch Lam “giàu nhạc điệu”: đó không chỉ là nhạc điệu của những âm thanh thôn quê quen thuộc như “tiếng trống thu không”, “tiếng ếch nhái kêu ran”, mà đó còn là nhạc điệu của những câu văn trầm bổng, giàu dư ba.
è Tất cả những điều đó làm nên sự “uyển chuyển”, “tinh tế” trong những sáng tác của Thạch Lam, khiến những tác phẩm đi sâu vào lòng người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét