Thông tin liên lạc

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

CÁCH LÀM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CƠ BẢN


1. DẠNG TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
Thao tác
Nội dung
1.Giải thích
-Giải thích các từ ngữ quan trọng
-Giải thích ý nghĩa toàn câu nói, rút ra vấn đề cần bàn luận.
2.Nêu biểu hiện
-Biểu hiện cụ thể của vấn đề cần bàn luận trong đời sống
3. Bàn luận – chứng minh
-Nếu đề bài có trích dẫn câu nói, cần khẳng định tính đúng đắn (hay sai lầm) của câu nói.
-Trả lời cho câu hỏi: Vì sao?

+Lí lẽ 1 – Dẫn chứng 1
+Lí lẽ 2 – Dẫn chứng 2
+Lí lẽ 3 – Dẫn chứng 3

-Yêu cầu đối với dẫn chứng:
+ Dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu
+Không kể lể dẫn chứng, cần bàn luận, đánh giá dẫn chứng bám sát yêu cầu đề bài.
+Ưu tiên dẫn chứng có tính thời sự.
4.Mở rộng
Hoàn thiện vấn đề bàn luận (nếu đề bài còn thiếu sót).
Trả lời câu hỏi: Có phải lúc nào cũng như vậy?
5. Phê phán
Phê phán những biểu hiện tiêu cực, cực đoan
6. Liên hệ bản thân
-Rút ra bài học nhận thức.
-Rút ra bài học hành động cụ thể, khả thi.

2. DẠNG HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Thao tác
Nội dung
1.Giải thích
-Giải thích các từ ngữ quan trọng
-Giải thích ý nghĩa toàn câu, rút ra vấn đề cần bàn luận.
2. Thực trạng
-Thực trạng của hiện tượng xảy tra trong gia đình, trong nhà trường, trong xã hội.
- Dẫn chứng bằng những sự việc nổi cộm, tiêu biểu được báo chí và dư luận quan tâm.
3. Tác hại
Tác hại của hiện tượng đối với cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội.
4. Nguyên nhân
-Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của mỗi cá nhân
-Nguyên nhân khách quan từ phía gia đình, nhà trường, xã hội.
5.Giải pháp
-Giải pháp từ phía mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội…
6. Liên hệ bản thân
-Rút ra bài học nhận thức
-Rút ra bài học hành động cụ thể, khả thi


NHỮNG CÁCH LÀM BÀI VĂN HAY HƠN:
1.Trích dẫn danh ngôn
2.Sử dụng các hình ảnh so sánh để bài viết thêm sinh động
3.Sử dụng các từ nối: Bên cạnh đó, mặt khác, tuy nhiên, thứ nhất, thứ hai, thứ ba…
4.Sử dụng nhiều kiểu câu: câu hỏi tu từ, câu cảm thán…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét